08/03/2015 08:52 GMT+7

​Chơi bóng đá ở Trường Sa

VINH KHÁNH
VINH KHÁNH

TT - Buổi chiều đầu tiên của chúng tôi trên huyện đảo Trường Sa được bắt đầu bằng lời mời rất đặc biệt của thượng tá Nguyễn Văn Cường, chỉ huy đảo Song Tử Tây:

“Đồng chí phóng viên nào biết đá bóng xin mời ra sân cùng anh em bộ đội, bà con trên đảo”. Trong lời mời có đôi chút hóm hỉnh của thượng tá Cường còn xen lẫn cả sự tự hào.

Sân bóng 11 người trên đảo Song Tử Tây không chỉ để đá bóng mà còn là không gian văn hóa, tinh thần đặc biệt của bộ đội và nhân dân trên đảo - Ảnh: Vinh Khánh

Không tự hào sao được, khi cả thảy 21 đảo do ta quản lý ở quần đảo Trường Sa chỉ có Trường Sa Lớn và Song Tử Tây là hai đảo đủ đất tự nhiên để làm sân bóng đá 11 người. 

Sân bóng đặc biệt

Do đặc thù tự nhiên của quần đảo, diện tích các đảo rất nhỏ, lại toàn sỏi đá, địa hình thấp nên rất khó có những diện tích bằng phẳng, rộng lớn để làm sân bóng.

Dù Trường Sa Lớn cũng có sân bóng đá 11 người nhưng cỏ rất ít, đá san hô lởm chởm, chủ yếu dùng để duyệt binh. Trong khi đó, sân bóng đá Song Tử Tây được xem là đặc biệt hơn cả, vì nó có... cỏ.

Để “đưa vào sử dụng” thành công sân bóng đá 11 người ở Trường Sa là một kỳ công. Điều kiện khắc nghiệt giữa biển khơi, đất pha lẫn san hô, sỏi đá nên những người lính biển phải cào, ban đất rất tỉ mỉ. Sau đó, họ phải mất hàng tháng để nhặt bỏ san hô, phủ một lớp đất mịn trước khi bắt đầu trồng cỏ.

Nói sân bóng Song Tử Tây đặc biệt nhờ cỏ vì đây là đảo duy nhất nuôi được bò. Và bò không chỉ ăn cỏ! Bò còn nuôi cỏ cho sân bóng. Giữa bốn bề sóng biển, cây lá nhiễm nước mặn rất khó sống nên không xanh tốt như ở đất liền. Cây xanh rất thiếu nên mùa khô bò ăn tất cả những gì có thể ăn được.

Ban đầu, bò ăn vỏ cây, bao bì, thùng cactông, lá cây... Dần dần, không còn gì để chén, chúng lẻn sang doanh trại bộ đội “xử lý” cả quần áo, thau nhựa, dép. Đến mức, chúng có thể “cả gan” xơi luôn cả... gạch dùng để xây công trình khiến anh em công binh lắm phen hốt hoảng.

“Bần cùng” là thế nhưng phân bò lại giúp cải tạo đất rất hiệu quả. Nhờ thế sân bóng đá ở Song Tử Tây ngày càng xanh mượt, đẹp và chuẩn nhất Trường Sa.

Sân bóng chủ quyền

Trận đấu giao lưu bóng đá đặc biệt có một không hai giữa đoàn công tác, phóng viên các báo, đài làm một đội và chiến sĩ, nhân dân trên đảo làm một đội diễn ra vô cùng hấp dẫn, gay cấn.

Dù ở ngoài đảo xa, bóng đá vẫn là môn thể thao số 1 và thu hút đông người chơi nhất. Các trận đấu ở đây thường được diễn ra vào buổi chiều, do điều kiện ở đảo nên không dễ kiếm đồng phục cho cầu thủ hai đội.

Những bộ áo đồng phục đẹp hiếm khi được sử dụng, thường để dành cho các trận cầu giao hữu đặc biệt hoặc các dịp lễ lớn. Vì thế, các cầu thủ thường chia thành đội mặc áo, đội... ở trần. Cầu thủ có người mang giày, người đi chân đất và khung thành chỉ là một khung sắt “trơ gan cùng tuế nguyệt”, chả có mành lưới nào để sử dụng.

Những ngày ở đảo Song Tử Tây, mỗi chiều chúng tôi đều thấy nhiều bộ đội cùng thanh niên, trai tráng trên đảo ôm bóng ra sân. Trên mặt sân bóng “tự hào nhất Trường Sa”, những pha tranh bóng nảy lửa thỉnh thoảng lại xuất hiện khiến có người bị ngã hoặc chao đảo.

Mỗi lúc như thế, bóng được dừng lại để đồng đội bảo ban nhau: Đá nhẹ nhàng thôi kẻo “không an toàn” đấy!

“Nhẹ nhàng” là thế nhưng bóng đá ở đảo vẫn giữ đúng cái chất đối kháng kịch tính, quyết liệt hấp dẫn của nó. Chuyện thắng, thua ở đảo cũng rất đúng chất... đảo. Bên thua thường phải hít đất dăm ba cái hoặc nặng hơn phải gánh nước tưới rau cho đơn vị.

Hào hứng sau khi ghi bàn vào lưới đối phương, chiến sĩ Nguyễn Văn Chung, trạm rađa 57, cho biết: “Nhờ chơi bóng đá thường xuyên nên tôi phần nào đỡ nhớ nhà, nhớ đất liền. Ngoài nâng cao sức khỏe, đá bóng còn giúp tôi có cơ hội giao lưu, gắn bó hơn với đồng đội và người dân trên đảo”.

Đại tá Ngô Duy Đỗ - chỉ huy phó lữ đoàn 146 bảo vệ Trường Sa, từng ở Song Tử Tây nhiều năm - cho biết: “Nếu không có bóng đá chúng tôi sẽ sống trong sự tẻ nhạt và nhàm chán. Bóng đá giúp tăng cường sức khỏe cho quân dân và cũng là cầu nối đoàn kết cho tất cả mọi người trên đảo, cùng nhau canh giữ chủ quyền quê hương, đất nước”.

VINH KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar