12/03/2021 13:52 GMT+7

Choáng váng với một file ảnh kỹ thuật số bán đấu giá lên đến 69,3 triệu USD

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử, một file hình JPG chỉ tồn tại trên mạng bán đấu giá được tới 69,3 triệu USD. Tác phẩm có tên "Mỗi ngày - 5.000 ngày đầu tiên".

Choáng váng với một file ảnh kỹ thuật số bán đấu giá lên đến 69,3 triệu USD - Ảnh 1.

Tác phẩm "Mỗi ngày - 5.000 ngày đầu tiên" được bán với giá kỷ lục 69,3 triệu USD - Ảnh: NYT

Theo báo New York Times, nhà đấu giá Christie’s (London, Anh) ngày 13-3 đã bán thành công một file ảnh kỹ thuật số JPG của tác giả Mike Winkelmann - nghệ danh Beeple - với giá kỷ lục 69,3 triệu USD, bao gồm phí.

Đây là mức giá cao kỷ lục dành cho một tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại trên không gian ảo, vượt qua cả kỷ lục đấu giá của những bức tranh vẽ bởi danh họa như J.M.W. Turner, Georges Seurat và Francisco Goya.

Phiên đấu giá kéo dài 2 tuần với giá khởi điểm chỉ 100 USD, nhưng đến giờ cuối cùng thì xảy ra kịch tính. Khách hàng đã rượt đuổi nhau về giá và khi chỉ còn vài giây cuối cùng mức giá bỗng nhảy vọt từ dưới 30 triệu USD lên hơn 60 triệu USD.

Bà Rebecca Riegelhaupt - người phát ngôn của Christie’s - kể 33 khách hàng đã tranh nhau tác phẩm này, cuối cùng lập kỷ lục mức đấu giá cao thứ 3 dành cho tác phẩm của một nghệ sĩ còn sống, chỉ sau Jeff Koons và David Hockney.

Sáng tác có tên "Mỗi ngày - 5.000 ngày đầu tiên" (Everydays: The First 5000 Days) được Christie’s mô tả là "một tác phẩm độc đáo trong lịch sử nghệ thuật kỹ thuật số", là tập hợp tất cả những bức ảnh nghệ sĩ Beeple đã đăng lên mạng mỗi ngày từ năm 2007 đến nay.

Choáng váng với một file ảnh kỹ thuật số bán đấu giá lên đến 69,3 triệu USD - Ảnh 2.

Một bức ảnh riêng lẻ trong tác phẩm "5.000 ngày" - Ảnh: NYT

Beeple từng có nhiều kinh nghiệm hợp tác với các tên tuổi lớn như hãng thời trang Louis Vuitton, ca sĩ Justin Bieber và Katy Perry. Ông dùng phần mềm để tạo ra tác phẩm thể hiện cái nhìn trực quan về cuộc sống trong thế kỷ 21.

Bức ảnh JPG là một loại tài sản mật mã dùng công nghệ NFT, tức không có cái thứ 2 trên đời, không thể dùng để mua bán hay trao đổi như tiền ảo. Một hệ thống máy tính bảo mật sẽ ghi nhận giao dịch trên sổ điện tử - chứng nhận đây là hàng thật và người mua có quyền sở hữu.

Trước nay người ta hay mua bán loại tài sản này bằng tiền mã hóa Ethereum. "5.000 ngày" là tác phẩm NFT đầu tiên được Christie’s bán ra và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử 255 năm họ chấp nhận thanh toán bằng đồng Ethereum.

Ông Todd Levin - cố vấn nghệ thuật đứng sau phiên đấu giá danh tác Salvator Mundi của Leonardo da Vinci giá 450,3 triệu đô hồi năm 2017 - bày tỏ có "cảm xúc lẫn lộn" khi chứng kiến phiên đấu giá của Beeple.

"Chứng kiến một khoảnh khắc lịch sử cũng thú vị, nhưng số tiền khổng lồ đó có thể làm méo mó một thị trường mới nổi còn non trẻ" - ông chia sẻ.

Choáng váng với một file ảnh kỹ thuật số bán đấu giá lên đến 69,3 triệu USD - Ảnh 3.

Một bức ảnh riêng lẻ trong tác phẩm "5.000 ngày" - Ảnh: NYT

Phiên đấu giá kỷ lục của Christie’s diễn ra trong bối cảnh thế giới nghệ thuật chính thống bị "đứng hình" bởi thị trường đầu cơ NFT chuyển động quá nhanh. 

Lần lượt nhiều mức giá cao ngất ngưởng được thiết lập trên các trang web môi giới như Open Sea, Nifty Gateway, Super Rare và Makers Place.

Ví dụ một tác phẩm khác của Beeple - một đoạn video NFT 10 giây quay cảnh người đi bộ đi ngang qua một người khổng lồ nhìn giống ông Donald Trump đổ gục trên mặt đất - được bán với giá 6,6 triệu USD trên trang Nifty Gateway. Số tiền trả bằng đồng Ethereum.

Người bán là một nhà sưu tập tên Pablo Rodriguez-Fraile. Tác phẩm được ông này đầu cơ hồi tháng 10-2020 chỉ với giá 67.000 USD. 

Tất nhiên, không phải người chơi nghệ thuật nào cũng đồng tình với cách làm này.

"Cái đầu tôi không có phần mềm nào để hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Nghệ thuật có vẻ như không còn là mối quan hệ giữa người với một vật mà chỉ còn là kiếm tiền. Tôi thấy xót thương quá" - Sylvain Levy, một nhà sưu tập chuyên về nghệ thuật đương đại Trung Quốc, bình luận.

Bức vẽ của 'cha đẻ' chàng ký giả Tintin đạt mức đấu giá kỷ lục 3,9 triệu USD

Một bức vẽ của cố họa sĩ người Bỉ Herge - 'cha đẻ' của bộ truyện tranh 'Những cuộc phiêu lưu của Tintin' đã được bán với mức giá kỷ lục 3,2 triệu euro.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ca sĩ Hòa Minzy sẽ cùng các em nhỏ hát những ca khúc thiếu nhi về Bác Hồ, còn ‘Anh trai say hi’ Anh Tú cùng các nghệ sĩ hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tại quảng trường Ba Đình tối 18-5.

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar