13/03/2018 18:57 GMT+7

Choáng loài nhện lười săn mồi, chỉ rình xơi đồng loại

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Trong tự nhiên có nhiều loài khiến chính đồng loại của mình sợ hãi. Trong đó đứng đầu danh sách là nhện bồ nông.

Cách bắt mồi của nhện bồ nông - Video: Science News

Như tên gọi, loài này có cái cổ và mỏ dài giống hệt như bồ nông. Mỏ của chúng có thể chuyển động góc rộng đến 90 độ.

Nhện bồ nông thường có kích thước bằng hạt gạo trong khi loài lớn nhất cũng chỉ bằng đầu ngón tay út.

Con người phát hiện loài này lần đầu tiên vào năm 1854 dưới dạng mẫu vật được bảo quản trong khối hổ phách 50 triệu năm. Sau đó vài chục năm, các nhà khoa học mới chính thức phát hiện chúng sống tại Madagascar, Nam Phi và Úc.

Cả 3 châu lục này từng nằm cạnh nhau cách đây 175 triệu năm, do đó các nhà khoa học cho rằng chúng xuất hiện trước khi 3 châu lục tách ra.

Choáng loài nhện lười săn mồi, chỉ rình xơi đồng loại - Ảnh 2.

Cận cảnh nhện bồ nông sát thủ - Ảnh: Hannah Wood

Hannah Wood - chuyên gia về lớp nhện và động vật nhiều chân ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian (Mỹ) và nhà côn trùng học Nikolaj Scharff ở Đại học Copenhagen (Đan Mạch) là hai người có công tìm kiếm và nghiên cứu loài động vật thú vị này. 

Điểm đặc biệt của loài này là thay vì làm mạng nhện rồi rình bắt mồi, chúng lại lang thang trong rừng rậm vào ban đêm tìm đồng loại làm thức ăn.

Thông thường, các loài nhện khi di chuyển đều để lại những đường tơ để biết đường trở về chỗ cũ. Nhện bồ nông đã men theo đường tơ do những con nhện khác chăng ra để tìm hang ổ con mồi.

Khi phát hiện con mồi, nhện bồ nông giật mạng nhện giả như côn trùng mắc bẫy để dụ con nhện kia ra. Lúc này nhện bồ nông dùng mỏ kẹp chặt con mồi, cắn cho đến khi chúng chết hẳn mới nhả ra.

Nhờ chiếc mỏ và cổ dài, chúng có thể để con mồi ở phía xa nên không bị phản công hay dính độc.

Choáng loài nhện lười săn mồi, chỉ rình xơi đồng loại - Ảnh 3.

Nhện bồ nông dùng cái mỏ dài để kẹp con mồi - Ảnh: India Today

Tuy nhiên đối thủ của chúng lắm lúc cũng có răng độc và cũng có thể tấn công bất cứ lúc nào. Do đó loài nhện này đã tiến hóa theo hướng thông minh hơn, đồng thời đôi nanh của chúng cũng dài hơn và linh hoạt hơn.

Các nhà khoa học cho rằng bạn không thể dùng tay để bắt nhện vì chúng rất nhanh và khéo léo. Họ thường dùng máy hút mới có thể bắt được chúng.

Vì sao phải vào tận những khu rừng sâu ở Madagascar để tìm kiếm loài nhện này? Hai nhà khoa học cho rằng tìm hiểu những loài mới sẽ có thể nghiên cứu thêm nhiều thứ mới mà bạn không thể ngờ. 

Chẳng hạn như nộc độc của loài nhện bồ nông này, có thể trong tương lai sẽ được ứng dụng trong y học như một loại thuốc chữa bệnh.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar