02/04/2022 09:03 GMT+7

Cho vay bất động sản tiềm ẩn rủi ro

LÊ THANH - ÁNH HỒNG
LÊ THANH - ÁNH HỒNG

TTO - Cho vay bất động sản là lĩnh vực kinh doanh có tiềm ẩn rủi ro, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ dòng vốn chảy vào.

Cho vay bất động sản tiềm ẩn rủi ro - Ảnh 1.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Trước đó, ngày 18-3, NH Nhà nước đã ban hành kế hoạch hành động của ngành NH, trong đó yêu cầu các NH không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp. 

Cần kiểm soát

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở phục vụ nhu cầu tiêu dùng chính đáng, NH Nhà nước vẫn sẽ ưu tiên và tạo điều kiện.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Hà Thu Giang, phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NH Nhà nước), cho hay cơ quan này sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ dòng tiền tín dụng chảy sang lĩnh vực bất động sản. Đây là lĩnh vực kinh doanh có tiềm ẩn rủi ro, cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ dòng vốn chảy vào. 

"Chúng tôi cũng chỉ đạo các NH hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp", bà Giang nói.

Cũng theo bà Giang, việc hạn chế cho vay các lĩnh vực rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản, được NH Nhà nước cảnh báo tổ chức tín dụng liên tiếp nhiều năm nay. Thực hiện chỉ đạo này, mỗi tổ chức tín dụng sẽ có cách ứng xử, chính sách khi cho vay bất động sản. 

"Các NH phải dựa vào tỉ lệ hiện cho vay đối với lĩnh vực này so với tổng dư nợ là bao nhiêu, cân đối nguồn vốn và các tỉ lệ an toàn vốn... để hạn chế hay là siết dòng vốn đối với kinh doanh bất động sản", bà Giang cho biết thêm.

Cho vay bất động sản tiềm ẩn rủi ro - Ảnh 2.

Khách hàng giao dịch tại ngân hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM - Ảnh: N.PHƯỢNG

Không tăng tỉ lệ tín dụng bất động sản

Tăng trưởng cho vay với lĩnh vực bất động sản từ mức trên 26% trong năm 2018, giảm còn 12% trong năm 2020 và duy trì ở mức này trong năm 2021. Tín dụng bất động sản chiếm khoảng 18-20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Trong cơ cấu tín dụng bất động sản, cho vay mua bất động sản để sử dụng chiếm 68%, còn lại là kinh doanh bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 3 đạt khoảng 5%, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, cơ quan này yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ như doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp nông thôn..., cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý.

Siết tín dụng ngân hàng cả trái phiếu doanh nghiệp

Trong năm 2021, theo báo cáo của bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 722.700 tỉ đồng trái phiếu, tăng 56% so với năm 2020.

Trong đó, doanh nghiệp bất động sản là nhóm phát hành nhiều nhất với 318.200 tỉ trong năm 2021, chiếm 44% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành, tăng 66,3% so với năm 2020. Số lượng các doanh nghiệp bất động sản phát hành tăng từ 141 năm 2020 lên 193 doanh nghiệp trong năm 2021.

Nhóm trái phiếu bất động sản có lãi suất duy trì ở mức cao trong cả ba năm gần đây, với biên độ 10,3-10,6%/năm. Một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất lên đến 12-13%/năm, gồm Công ty phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty Hoàng Phú Vương, Công ty Osaka Garden, Công ty Galatic Group, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Unity.

Tuy nhiên, báo cáo trên chỉ nêu được tình hình của năm 2021. Bởi gần cuối năm 2021, trước tình trạng bát nháo phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là từ các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính đã tuýt còi và cho biết sẽ đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát chặt hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 

Chính phủ cũng đã có công điện quản lý, thanh tra, kiểm tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Như vậy, cả kênh tín dụng ngân hàng và kênh gọi vốn qua trái phiếu trên thị trường chứng khoán vào bất động sản đều đã bị đặt trong tầm ngắm kiểm soát.

Chống đầu cơ đất cần giải pháp mạnh

TTO - Thị trường luôn có bất ngờ, nhưng khi những đợt tăng giá vô lý cứ thành sự thật thì rất cần bàn tay Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ có Bộ Tài nguyên & môi trường thì không làm được.

LÊ THANH - ÁNH HỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Sự xuất hiện của nhóm du khách từ các thị trường mới nổi đang tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch biển Việt Nam thay đổi, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường.

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM hình thành một siêu đô thị sẽ bùng nổ cơ hội đầu tư bất động sản, đặc biệt khu vực đông bắc có mức độ tập trung công nghiệp lớn.

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu xác định rõ 650 tàu cá không đủ điều kiện hoạt động và giao chính quyền địa phương quản lý chặt, không cho ra khơi.

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt

Sân bay Đà Nẵng đón số chuyến bay kỷ lục trước chung kết pháo hoa

Một ngày trước chung kết lễ hội pháo hoa, sân bay quốc tế Đà Nẵng ghi nhận số chuyến bay đến đạt kỷ lục: 171 chuyến. Công suất phòng khách sạn cũng đạt gần 100%.

Sân bay Đà Nẵng đón số chuyến bay kỷ lục trước chung kết pháo hoa

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Tại kỳ họp thứ 25, diễn ra từ ngày 7 đến 10-7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê tại Hà Nội.

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Dự án tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại của Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng, tỉnh Gia Lai, đang được chính quyền rà soát để tìm giải pháp gỡ vướng.

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar