14/06/2019 16:48 GMT+7

Chó sói thời tiền sử trông ra sao?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Hơn 40.000 năm trước, một con chó sói đã chết tại nơi mà bây giờ là vùng Siberia băng giá thuộc Nga. Cái đầu tách rời của nó vừa được phát hiện bảo tồn tốt đến mức da, răng, não và các mô mặt vẫn còn nguyên vẹn.

Chó sói thời tiền sử trông ra sao? - Ảnh 1.

Chiếc đầu được cho là thuộc về một loài sói thời tiền sử được phát hiện bảo tồn rất tốt trong lớp băng giá ở vùng Siberia, Nga - Ảnh: SIBERIAN TIMES

Tờ Siberian Times đưa tin một người dân ở Yakutia, ông Pavel Yefimov, tìm thấy chiếc đầu chó sói này mùa hè vừa qua trên bờ sông Tirekhtyakh, một khu vực thuộc vòng tròn Cực Bắc. Nó đã được chuyển giao cho Viện Hàn lâm khoa học Yakutia.

Các mẫu và số đo của chiếc đầu cũng đã được các nhà khoa học Nga gửi ra nước ngoài. Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Nhật Bản và Thụy Điển, niên đại của chiếc đầu chó sói được xác định là hơn 40.000 năm. 

Phát hiện hết sức hy hữu này vừa chính thức được Viện Hàn lâm khoa học Yakutia công bố trong tuần này.

Các hình ảnh trong đoạn băng hình cho thấy kích cỡ của chiếc đầu này lớn hơn nhiều so với đầu của một con chó sói Siberia hiện đại, rất nhiều lông và có thể nhìn thấy những chiếc răng.

Chó sói thời tiền sử trông ra sao? - Ảnh 2.

Lớp băng vĩnh cửu ở Siberia tan ra làm lộ ra các mẫu sinh vật có từ thời tiền sử - Ảnh: SIBERIAN TIMES

Không còn băng giá bảo vệ, các nhà khoa học sẽ bảo tồn mẫu vật bằng công nghệ hiện đại gọi là nhựa hóa, một kỹ thuật thay thế nước và chất béo trong bộ phận cơ thể con vật bằng chất dẻo. Điều này sẽ ngăn chặn quá trình phân hủy và bảo tồn các mô.

Ông Valery Plotnikov, một nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Yakutia, cho biết: "Đây là quá trình làm đông cứng lại bằng các biện pháp hóa học, để da không bị bong ra và chúng ta có thể giữ chiếc đầu chó sói không bị đóng băng".

Trước nhiều câu hỏi gửi về từ độc giả tờ báo, nhà khoa học Albert Protopopov khẳng định mẫu vật thuộc về một loài sói, mặc dù màu lông của nó khiến mọi người liên tưởng đến gấu.

"Khi tiến hành chụp cắt lớp, chúng tôi phát hiện nhiều đặc điểm khác thường, một số bộ phận của xương sọ phát triển hơn so với chó sói ngày này. Tôi chưa thể tiết lộ thêm vì đang trong quá trình nghiên cứu" - ông Protopopov tiết lộ.

Cận cảnh chiếc đầu chó sói thời tiền sử vừa được phát hiện - Video: SIBERIAN TIMES

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar