07/10/2019 12:46 GMT+7

Chợ nổi và thành phố Ngã Bảy: Có còn giữ được 'tình anh bán chiếu'?

TIẾN TRÌNH - LÊ DÂN
TIẾN TRÌNH - LÊ DÂN

TTO - Chúng tôi dậy sớm, mướn chiếc xuồng tam bản để tìm ngược dòng bài vọng cổ, nhưng chẳng còn khách thương hồ để cám cảnh một thuở xuồng ghe...

Chợ nổi và thành phố Ngã Bảy: Có còn giữ được tình anh bán chiếu? - Ảnh 1.

Hình ảnh “trên bến dưới thuyền” từng một thời phổ biến tại Ngã Bảy - Ảnh: T.TRÌNH

Ngã Bảy ngày trước lộng lẫy bao nhiêu, cũng có thời gian đìu hiu bấy nhiêu. Giống như cô gái ngủ quên, giờ mới thức dậy trang điểm để níu kéo xuân thì...

Nhạc sĩ SƠN HÀ

HĐND tỉnh Hậu Giang vừa thông qua tờ trình gửi Bộ Nội vụ đề nghị nâng thị xã Ngã Bảy lên thành phố thuộc tỉnh. Câu chuyện quy hoạch thị xã ven sông với dòng sông Ngã Bảy có chợ nổi, có "chuyện tình anh bán chiếu" liệu vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước?...

Chúng tôi dậy sớm, mướn chiếc xuồng tam bản để tìm ngược dòng bài vọng cổ, nhưng chẳng còn khách thương hồ để cám cảnh một thuở xuồng ghe...


Video: Ngắm dòng sông Ngã Bảy ngày được quyết nghị lên thành phố

"Kinh đô sông nước"

Chị Út chạy đò ở đầu doi Ngã Bảy áy náy với khách: "Hôm nay ghe cộ đâu mất biệt rồi không biết?". Bất giác chị nói với khách nơi chị đang đưa tới thực chất là chợ nổi "huyền thoại", nhưng trước mắt chúng tôi là một chiếc ghe cắm sào thờ ơ trước ngày mới không bạn hàng tìm đến.

Cách đó không xa, cũng trên dòng Phụng Hiệp, người ta cho xây lại bến tàu với hình ảnh mô phỏng những chiếc ghe từng làm kẹt một khúc sông dài, nơi dựng sẵn trong tâm trí người có tuổi ở đồng bằng về cái chợ khổng lồ trên sông nước. Một Ngã Bảy của ký ức. Một Ngã Bảy gồm những cái làng to.

"Ngã Bảy ngày xưa nứt người. Mình có thể đi từ bờ sông này sang bờ bên kia bằng cách chuyền từ ghe này sang ghe khác..." - nhạc sĩ Sơn Hà, người con Ngã Bảy, kể.

Ông nói rằng quê ông ngày trước là chợ chính của vùng nam sông Hậu. Từ đây, theo những con sông chảy ra bảy ngã, người ta có thể về Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh... hay ngược lên Cần Thơ, Sài Gòn.

Vì là "cái rốn của miền sông nước", Ngã Bảy cũng là nơi tụ hội tàu ghe khắp nơi về làm ăn. Có tất tần tật ghe của dân vùng biển tận Cà Mau, Kiên Giang; trái cây miệt vườn hay đồ rẫy vùng miệt ruộng, miệt thứ; hay chim thú vùng rừng rú, đồng bưng... nên nói chợ nổi Ngã Bảy là "kinh đô sông nước" một thời chẳng sai.

Và rồi nơi đây cũng bắt đầu du nhập đa dạng các loại hình văn hóa, từ hò đáp, nói thơ đến cải lương, hồ quảng, đờn ca tài tử... 

Cụ Tư Tốt - người dân - hồi tưởng: "Hồi chợ nổi Ngã Bảy còn đông ken, cần mua gì cứ dong xuồng ra đây là có. Từ dao lò rèn xứ Ngan Dừa, đan đát vùng Miệt Thứ đến chiếu bông xứ Cà Mau... người ta cắm sào ở ven các bến sông tới khi nào bán hết hàng mới về xứ".

Hình ảnh anh chàng quê Cà Mau đi bán chiếu phải lòng cô gái Ngã Bảy trong bài ca vọng cổ có lẽ cũng xuất hiện từ đó.

Ngã Bảy

Thuyền dần xa bến

Năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) được di dời đến vị trí trên kênh Ba Ngàn thuộc xã Đại Thành, cách nơi cũ khoảng 3km do chợ quá sầm uất, nhiều phương tiện neo đậu gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm...

Ông Lê Hùng Chiến, trưởng Phòng kinh tế thị xã Ngã Bảy, cho biết ghe xuồng mua bán trên chợ nổi Ngã Bảy từ 300-500 giờ còn lại con số ít, rất ít. Sau khi di dời, khái niệm "trên bến dưới thuyền" đã mất đi một vế khi dưới có thuyền, nhưng trên không có bến. Xa bến, thuyền dần thưa thớt...

Chợ nổi nổi danh một thời bị mai một là bởi lý do để nó tồn tại chính là việc trao đổi hàng hóa đã ít hẳn đi. Ông Út Một, tiểu thương gần 20 năm gắn với chợ nổi Ngã Bảy, nhớ lại: "Sáu năm trước chiếc ghe 8 tấn của tui đầy hàng chỉ bán buổi chiều và buổi sáng là hết, nay 3-4 buổi chợ còn hơn phân nửa".

Như hiểu được nguyên nhân vì sao chợ nổi Ngã Bảy ngày càng vắng người mua bán, ông Út Một nói từ khi có đường Nam Sông Hậu đi Bạc Liêu, Quản Lộ Phụng Hiệp đi Cà Mau, nhiều người đã bán ghe lên bờ. Giờ chỉ nơi nào không có xe tới mới có ghe mua hàng ở chợ nổi Ngã Bảy này.

Khôi phục chợ nổi

Chợ nổi Ngã Bảy teo tóp nên khách du lịch ít đi tham quan. 

"Chúng ta có thể phát triển đô thị theo quy hoạch nhưng bản sắc đô thị, vùng đất, con người là những cái không thể để một mai, mai một..." - nhạc sĩ Sơn Hà nói. Như người ta có thể không nhớ đến chiếc chiếu bông ra sao, nhưng "chuyện tình anh bán chiếu" vẫn là câu chuyện đẹp, khơi gợi nhiều cảm xúc mỗi khi nhớ đến địa danh Ngã Bảy.

Với mong muốn bảo tồn, phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với du lịch sông nước, năm 2015 UBND tỉnh Hậu Giang đầu tư hơn 35 tỉ đồng cho hệ thống đường giao thông, bến tàu khách du lịch, nơi neo đậu, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước...

Trong đó bến tàu phục vụ khoảng 10 tàu du lịch mỗi phiên chợ (200 khách). Theo ông Lê Hùng Chiến, công trình bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với du lịch sông nước miệt vườn nhằm tái hiện không gian chợ nổi "trên bến dưới thuyền", đẩy mạnh phát triển theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái.

Và mới đây, HĐND tỉnh Hậu Giang có quyết nghị thành lập TP Ngã Bảy trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính của thị xã Ngã Bảy hiện nay. TP Ngã Bảy có diện tích tự nhiên hơn 78km2, dân số trên 101.000 người.

Ông Trương Cảnh Tuyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết đây là cơ sở trình Bộ Nội vụ, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, công nhận TP Ngã Bảy thuộc tỉnh. 

"TP Ngã Bảy sẽ quy hoạch phát triển đô thị về hướng Hiệp Lợi, Đại Thành trên cơ sở giữ vẻ truyền thống của đô thị sông nước mà trọng tâm là chợ nổi" - ông Cảnh Tuyên chia sẻ.

Đồng thời, ông cũng tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư để phát triển chợ nổi với lợi thế vốn có của nó.

Chợ nổi là chợ... thật

nga bay 5 12(read-only)

Buôn bán trên sông vẫn còn là hình ảnh quen thuộc ở đô thị sông nước Ngã Bảy - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nhiều người am hiểu chợ nổi lại tỏ ra băn khoăn về ý tưởng khôi phục của chính quyền Hậu Giang. Bởi chợ nổi miền sông nước Cửu Long là chợ mua bán thật, không phải để biểu diễn cho khách du lịch.

Nghĩa là ít ai phải xuống sông mua món hàng mà ngay trên bờ họ cũng có thể mua được. Cũng như không thể bắt anh bán chiếu cứ vác lên vác xuống cặp chiếu bông để cho thiên hạ… nhìn, trong khi cô gái anh yêu đã biền biệt phương chồng!

Rộn ràng chợ nổi Ngã Năm ngày 29 Tết

TTO - Những chuyến ghe chở hàng hóa cuối cùng của ngày 29 Tết ở chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) mang nhiều hy vọng của bà con nơi đây. Hoa quả, rau củ được người dân mong muốn bán thật nhanh để về chuẩn bị đón tết, kết thúc một năm lao động miệt mài.

TIẾN TRÌNH - LÊ DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ca sĩ Hòa Minzy sẽ cùng các em nhỏ hát những ca khúc thiếu nhi về Bác Hồ, còn ‘Anh trai say hi’ Anh Tú cùng các nghệ sĩ hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tại quảng trường Ba Đình tối 18-5.

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar