18/09/2013 21:35 GMT+7

Cho ngày mai tươi sáng

ĐẶNG ĐẠI - LÂM HOÀI
ĐẶNG ĐẠI - LÂM HOÀI

TT - Tối 18-9, tại tỉnh Sơn La, chương trình “Tiếp sức đến trường” đã trao 151 suất học bổng trị giá 755 triệu đồng cho các tân sinh viên sáu tỉnh Tây Bắc. Từ chiều cùng ngày các em đã tề tựu và háo hức chờ nhận suất học bổng.

151 tân sinh viên, mỗi bạn là một phận đời nhưng đều có mẫu số chung là nghèo khó và giàu nghị lực. Những phận đời vô cùng nghiệt ngã nhưng cũng chính những phận đời đó làm cuộc sống tươi đẹp hơn với niềm tin phía trước. Và các bạn tâm sự về những ngày sắp tới.

Lường Thị Kính(tân sinh viên Trường cao đẳng Sơn La):

Ảnh: Ng.Khánh

Tiếp sức cho cả gia đình

Nhà của Lường Thị Kính ở tận xã xa xôi của huyện Thuận Châu (Sơn La), nguồn sống của gia đình chỉ biết xoay quanh mấy mảnh nương, mảnh rẫy. Nhiều năm nay mẹ Kính bị bệnh tim, cuộc sống gia đình em càng thêm chật vật.

Trong lúc đang lo lắng chưa biết xoay xở tiền nhập học ra sao thì Kính nhận tin được trao học bổng. Kính cảm kích nói rằng số tiền sẽ là nguồn “tiếp sức” cho em theo đúng nghĩa, bởi nếu không có khoản tiền hỗ trợ này em và gia đình không biết xoay xở ra sao...

“Sau khi việc học tạm ổn, em sẽ tìm việc làm thêm như làm gia sư, phát tờ rơi, phục vụ bàn thêm cho các quán cơm, quán cà phê để trang trải việc học” - Kính nói.

Vừ A Hải(SV khoa sư phạm địa lý Trường đại học Tây Bắc):

Học để thoát vòng luẩn quẩn

Ảnh: Ng.Khánh
“Nhận được học bổng của báo Tuổi Trẻ thật sự em mừng lắm. Ngoài chuyện đỡ đần cho em để trang trải tiền nhập học, chi phí ăn ở đi lại, quan trọng nhất là còn cho em một niềm tin rất lớn lao về sự quan tâm của xã hội đối với những học sinh nghèo hiếu học. Em cũng dự định sẽ trích một khoản tiền từ học bổng để mua cho bố mẹ đôi lợn, nếu chăm nuôi tốt tết này sẽ bán để kiếm thêm chút tiền trang trải việc học hành của em” - Vừ A Hải tâm sự khi vừa đặt chân tới Sơn La.

Hải là con thứ năm trong gia đình người Mông có tới bảy anh chị em ở xã Cát Thịnh (H.Văn Chấn, Yên Bái) nên từ nhỏ đã phải bươn chải mưu sinh, làm nương rẫy phụ giúp gia đình. Ở quê em nhận thức về chuyện học còn rất kém, trong bản, trong xã và cả họ hàng thân thích gia đình em chưa ai thi đỗ đại học, thậm chí người tốt nghiệp cấp III cũng còn rất ít. Biết rằng nếu không học tốt, cuộc sống của mình sau này phải luẩn quẩn trong cái vòng vất vả này nên dù trường xa, đường đi lại lầy lội nhưng em vẫn nỗ lực đến lớp. “Phía trước còn gian nan nhưng em sẽ hết sức cố gắng để ngày mai tươi sáng” - Hải nói.

Nguyễn Thị Bích Ngọc(tân SV Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội):

Ảnh: Ng.Khánh

Thấm mồ hôi của mẹ

“Nhận số tiền học bổng 5 triệu đồng em rất xúc động, mới thấm được những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ nuôi mình bấy lâu. Khi tiễn em đi học, dù rất vui mừng nhưng em biết đọng lại trong đôi mắt của mẹ là cả một nỗi lo toan rất lớn” - Bích Ngọc nói về niềm vui và không quên nhớ tới mẹ mình. Bích Ngọc nói nhất định tới đây khi bước chân vào cuộc sống mới đời sinh viên, sẽ không phụ lòng mong mỏi của mẹ và những nhà hảo tâm đã giúp đỡ mình. Bạn cũng cho biết sẽ cố gắng đi làm thêm để kiếm ít tiền trang trải học hành, cho đôi vai của mẹ bớt nặng gánh.

Gia đình Ngọc ở tận huyện Yên Bình (Yên Bái), bố mất được vài năm. Cuộc sống, sự ăn học của hai chị em phụ thuộc vào thúng bánh cuốn ngoài chợ của mẹ. “Nếu không có khoản học bổng này, em không chắc mình được đến trường” - Bích Ngọc rơm rớm.

Ông Vũ Duy Hải(chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinacam):

Các em là động lực cho cuộc sống

Ông Vũ Duy Hải
Được tài trợ và trao học bổng cho các em tân sinh viên nghèo hiếu học sáu tỉnh miền núi Tây Bắc trên mảnh đất Sơn La, tôi thật sự xúc động. Chính nơi đây là một phần máu thịt của đời sống gia đình tôi.

Tôi sinh ra ở vùng chiêm trũng Thái Bình. Nghèo quá, bố mẹ bồng bế con cái lên Sơn La sinh sống. Rồi mẹ để các anh chị ở lại với bố, đưa tôi về Thái Bình. Cũng vì cái nghèo mà gia đình mỗi người một phương.

Khi đi học là tôi cũng biết đi làm, đủ thứ việc của nhà nông. Những hôm đói ngã quật trên đồng, úp mặt trên ruộng, lau giọt nước mắt tủi nhục nhọc nhằn càng làm tôi quyết tâm học và nhận ra chỉ có học mới thay đổi được cuộc đời mình. Hôm nay tôi nhìn thấy hình ảnh cơ cực tuổi thơ mình trong mắt hàng trăm bạn sinh viên về đây...

Rồi tôi vào đại học. Trước khi đi lên Sơn La làm kiếm tiền, ngày đi, một anh người Thái ở bản Chiềng Ve dắt đi khắp xóm, nói với bà con là cậu Hải sắp vào đại học. Bà con chân chất, người nắm gạo, người lon nếp... Hành trang tôi mang về Hà Nội là một balô gạo nếp lẫn lộn cùng một ít đậu, vừng làm thức ăn. Ân tình đó không bao giờ tôi quên được và luôn nhắc nhủ mình: trong đời sống phải luôn biết san sẻ yêu thương. Và Tiếp sức đến trường” của Tuổi Trẻ là nơi tôi chọn để chia sẻ điều này từ nhiều năm nay.

Cuộc đời, cuộc sống của một doanh nhân luôn thăng trầm, biến động; có lúc hạnh phúc vô bờ nhưng cũng lắm khi nghiệt ngã. Gần 10 năm đi cùng “Tiếp sức đến trường”, chính tấm gương nghị lực của các em đã giúp chúng tôi động lực vượt qua những gian nan trong cuộc sống. Xin cảm ơn chính các em đã đem đến cho cuộc sống những bài học đẹp và mong từng bạn nhận học bổng hôm nay biết sống đẹp, sống tốt và thành công trong cuộc sống.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

ĐẶNG ĐẠI - LÂM HOÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar