28/05/2011 04:08 GMT+7

Cho Nấm yêu thương

PHAN LÊ CHÂU NỮ (Quảng Nam)
PHAN LÊ CHÂU NỮ (Quảng Nam)

TT - Hồi chưa sinh Nấm, mỗi khi mẹ thấy bác Bắc ở xóm dưới lọc cọc chiếc gậy đi làm ngang nhà là mẹ thường chở bác ấy đi. Bác Bắc vừa bị khiếm thị vừa bị mất một bàn tay.

Bác rất thích được trò chuyện, mỗi khi mẹ chở tới cổng cơ quan của bác (Hội Người mù TP Tam Kỳ, Quảng Nam), xuống xe, cảm ơn xong thể nào bác ấy cũng nán lại trò chuyện thêm với mẹ một chút. Mẹ sinh con ra, không may con cũng bị khiếm thị. Con cũng thích được trò chuyện suốt ngày, con rất tò mò về thế giới xung quanh.

Hôm trước sinh nhật con, con bảo: “Mẹ tổ chức sinh nhật để con mời bạn, kết tình bằng hữu lại nghe, lâu nay mấy bạn ít tới chơi với con quá!” (con thường dùng từ Hán - Việt khá chính xác và cũng ngồ ngộ). Mẹ nghe mà đứt cả ruột! Vào cuối tuần và những lúc rảnh rỗi, mẹ hay đưa con đi chơi. Con rất thích đến quán xá, siêu thị, chợ... - nói chung là những nơi đông người.

Nhìn con, nhiều người nói: “Thằng nhỏ đẹp trai mà không thấy đường, tội ghê!”. Có người nhìn con với ánh mắt tò mò. Cũng có người nhìn con với ánh mắt thương hại. Tuy nhiên, điều mẹ muốn là con được sống trong tình yêu thương chứ không phải sự thương hại. Con là cậu bé khiếm thị, điều đó hẳn rồi. Song con cần được nuôi dưỡng, học tập và đối xử như những trẻ em bình thường.

Mẹ có thể dành cho con cả một bầu trời yêu thương nhưng mẹ đã không thể giành lại ánh sáng cho con. Biết con trai hiếu động của mẹ không thể chạy nhảy như con ước muốn, mẹ đã chở con ra sân vận động gần nhà. Ở đó con có thể chạy nhảy vô tư mà không sợ vấp phải chướng ngại vật. Vậy mà con vẫn sợ. Những bước chân tự tin khi con bên mẹ lúc ở nhà biến đâu mất, thay vào đó là bước chân dè dặt. Con đã quen với những lối đi trong nhà nên đồ đạc mẹ không dám xê dịch nhiều sợ con vấp ngã. Con có thể tự lấy và xếp cất các đồ vật một cách gọn gàng, đúng chỗ. Khi mẹ đi làm về con đã biết chạy ra mở cửa.

Con cũng rất cẩn thận. Mỗi khi có ai gõ cửa là con hỏi thật kỹ, đến khi nhận ra giọng nói của người quen con mới dám mở. Nhiều bữa con hỏi rất ngộ nghĩnh: “Là người quen của Nấm thì nói cho Nấm biết trong nhà Nấm có những vật gì, nói chính xác thì Nấm mới mở cửa”. Và con cũng rất nhát gan. Con rất sợ những âm thanh lạ khi ngồi một mình. Con cứ ngỡ là quái vật, chằn tinh trong những câu chuyện kể.

Con đã được nghe kể nhiều về những tấm gương vượt khó của người khiếm thị. Con chưa đi học nhưng đã đến Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Đà Nẵng để làm quen với các cô giáo và các bạn. Ở đó con đã hỏi cô giáo hiệu trưởng một câu hỏi hồn nhiên mà đắng lòng: “Thưa cô, cô có nhìn thấy gì không?”. Trong suy nghĩ ngây thơ của mình, con cứ minh định rằng ở trường mù, ngay cả cô giáo cũng đồng cảnh ngộ với học trò! Qua một cuộc tiếp xúc, làm quen ngắn, lúc về con nhận xét: “Các cô giáo quá tốt và các bạn cũng thích con lắm”.

Mẹ đã bật khóc khi chú Duy - một thầy giáo khiếm thị - hướng dẫn mẹ viết chữ Braille. Muôn vàn khó khăn con trai ạ! Nhưng mẹ tin là con sẽ học được và học tốt vì con vốn là một cậu bé sáng dạ, thích tìm hiểu và có tính tự lập.

Mẹ đã học theo anh Hai con “trên từng cây số”. Mẹ biết rõ chương trình học của anh Hai như một giáo viên thực thụ. Liệu sau này mẹ có thể theo học với con được như vậy không, khi con đọc chữ bằng xúc giác? Mẹ tin rằng với tình yêu thương con, mẹ sẽ làm được.

PHAN LÊ CHÂU NỮ (Quảng Nam)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar