25/06/2016 08:19 GMT+7

“Chờ mãi, không thấy con về...”

QUANG THẾ - NAM TRẦN
QUANG THẾ - NAM TRẦN

TTO - Nhắc đến cậu con trai là trung úy Lê Đức Lam, ông Quảng và bà Hà cứ ôm nhau khóc rồi lại động viên nhau kìm nén 
đau thương...

Bà Phùng Thị Thuận (bìa trái), 68 tuổi, ở xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương cùng người thân ngóng chờ tin tức của thiếu tá Nguyễn Ngọc Chu - Ảnh: QUANG THẾ

Trong căn hộ ở tòa nhà chung cư được mượn lại từ người thân để tá túc, chị Đỗ Thị Thúy Nga (26 tuổi, vợ trung úy Lê Đức Lam), hiện đang là nhân viên hợp đồng dạy tiếng Anh cho công ty tư nhân, cứ đi ra đi vào nghe điện thoại của người thân gọi tới. 

Không giấu được nỗi mệt mỏi sau nhiều đêm thức trắng, chị Nga chỉ biết khóc nghẹn khi nhắc về người chồng của mình.

“Từ ngày chồng tôi gặp nạn cùng máy bay, hôm nào cũng có người ở đơn vị, anh em họ hàng đến động viên nên tôi cũng phần nào được an ủi. Tôi mang bầu 7 tháng rồi, con sắp chào đời, anh hãy về với mẹ con em” - chị Nga xúc động nói.

Từ ngày nhận được tin con trai là trung úy Lam mất tích, ông Lê Đức Quảng (59 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thu Hà (57 tuổi) đang làm ăn trong huyện Chư Sê (Gia Lai) tức tốc bay ra Hà Nội.

Nhắc đến cậu con trai, ông Quảng và bà Hà cứ ôm nhau khóc rồi lại động viên nhau kìm nén đau thương...

Còn trong căn nhà nhỏ ở vùng vải thiều Thanh Hồng (huyện Thanh Hà, Hải Dương) của bà Phùng Thị Thuận (68 tuổi, mẹ thiếu tá Nguyễn Ngọc Chu), có rất đông bà con xóm làng đến động viên chia sẻ cùng gia đình.

Bà Thuận tâm sự thiếu tá Chu là người được học hành cao nhất trong số năm người con của bà. “Mấy ngày nay, cả nhà không thiết ăn uống gì.

Bố nó đã ốm nay lại bệnh hơn, mọi người trong gia đình hầu như thay nhau thức thâu đêm chờ tin nó. Cứ chờ nhưng mãi không thấy con về...” - bà nghẹn đặc giọng nói.

Dù đang làm ăn xa trong Đắk Lắk nhưng vợ chồng ông Nguyễn Văn Cả (anh trai thiếu tá Chu) biết tin cũng đã bay ra Bắc, về quê ngay.

Sau những ngày ở Hải Dương chờ tin tức, đến nay ông Cả cùng một vài người thân đã về Hà Nội để ngóng tin em trai.

Trong căn hộ ở khu chung cư Gia Thụy (Q.Long Biên, Hà Nội), chị Trang (vợ thiếu tá Chu) cùng người thân dường như suy sụp sau những ngày chờ tin chồng...

QUANG THẾ - NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar