01/04/2024 11:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chợ đêm nào cũng chỉ cá viên chiên, bánh tráng trộn… không vắng mới lạ

Vì sao nhiều chợ đêm mới mở được kỳ vọng đông đúc nhưng lại sớm rơi vào cảnh đìu hiu? Cách nào để chợ đêm tồn tại và phát triển, không phải chạy theo phong trào?

Phố đêm chuyên doanh hoa và ẩm thực Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM tối 29-3 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phố đêm chuyên doanh hoa và ẩm thực Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM tối 29-3 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online cùng chỉ ra những nguyên nhân chính và góp ý giải pháp.

Vì sao chợ đêm đến đêm lại vắng?

Theo bạn đọc Khang Uy: "Chợ đêm mới mở ra được quảng cáo nào là đặc sắc ẩm thực, nhưng xin hỏi đặc sắc ẩm thực ở mấy chợ đêm này là gì? Đâu đâu cũng chỉ thấy cá viên chiên, bánh tráng trộn…".

Tương tự, bạn đọc Nguyen Su phản ánh: "Chợ đêm, hội chợ, phố ẩm thực... đều bán các đồ ăn vặt giống nhau, ngập ngụa dầu mỡ. Không rõ nguồn gốc thực phẩm có được cơ quan chức năng kiểm tra, hay có ai đứng ra chịu trách nhiệm nếu xảy ra ngộ độc không nhỉ?".

Đã đi chợ đêm một lần và không còn muốn đi lần thứ hai, độc giả Lê thất vọng: "Chất lượng hàng chợ đêm không cao, giá lại đắt đỏ hơn so với mua online qua các kênh thương mại điện tử. Hàng ăn uống bày biện trong cửa hàng chật chội, không đảm bảo an toàn thực phẩm lẫn mỹ quan".

Cùng góc nhìn, bạn đọc An đánh giá: "Chợ đêm nào cũng cá viên chiên, bánh tráng trộn… nhưng giá cao hơn bên ngoài nhiều. Bãi xe, nhà vệ sinh, nhân viên… lúc nào cũng là vấn đề".

"Không có gì khác lạ khi chỉ có những xe cá viên chiên ở lề đường và những quán bia, quán cà phê, quán trà trong những căn nhà mặt tiền, còn phí giữ xe tới 10.000 đồng/chiếc. Muốn vào ăn uống nhưng chẳng có món gì đặc sắc để ăn, muốn xem cũng chẳng có gì đặc sắc để xem, muốn ngồi nghỉ chân cũng không có chỗ để dừng bước nếu không vào quán" - bạn đọc Lê Minh chán ngán với chợ đêm.

Gắn bó với chợ đêm khá lâu, độc giả Thanh Hiếu so sánh: "Ngày xưa tuần nào cũng đi chợ đêm sinh viên cùng đám bạn. Dạo khắp chợ mua sắm, ăn uống tẹt ga mà không lo về giá.

Giờ vô mấy chợ đêm đi gian hàng nào cũng thấy chực chờ "chặt chém" thì không bao giờ quay lại. Chưa kể mạng xã hội chia sẻ những vụ "chặt chém" quá mạnh tay thì còn ai dám đến".

Bạn đọc Vinh cho rằng chợ đêm được mở theo phong trào là do các quận huyện chạy theo chỉ tiêu mà lơ là công tác chỉnh trang, quản lý; không có chương trình marketing bài bản, mà phó mặc cho tiểu thương tự xoay xở, mạnh ai nấy làm.

Phát triển chợ đêm hay mở rộng phố đêm?

Sau dịch COVID-19, phát triển kinh tế đêm được TP.HCM xác định là một trong những giải pháp chiến lược thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch. Trong đó, chợ đêm, phố đêm được các địa phương áp dụng để giữ chân du khách về đêm.

Theo bạn đọc Thanh Long Thanh: "Các quận huyện phải quản lý, giám sát chặt chẽ hơn các gian hàng buôn bán tại chợ đêm, phố đêm; cần thêm đặc sản của địa phương, món ngon vùng miền. Và đặc biệt là ưu đãi thuế cho bà con tiểu thương".

Bạn đọc Lê góp ý: "Phải quy hoạch bài bản, có sản phẩm hàng hóa chất lượng, giá mềm hơn. Khuôn viên rộng rãi cho khách đi dạo, ăn uống, kết hợp nhà nghỉ qua đêm giá bình dân... du khách mới quan tâm".

"Thành lập một khu chợ đêm thì phải xác định nơi ấy phục vụ cho nhóm người nào là chính, từ đó có những quy hoạch cụ thể và chi tiết. Không xác định được nhóm khách hàng mục tiêu sẽ dẫn tới việc dàn trải, cái cần lại thiếu" - bạn đọc Đông Phương hiến kế.

Trong khi đó, bạn đọc Hai Van đề xuất: "Thay vì phát triển chợ đêm thì nên tập trung mở rộng phố đêm sẽ hút khách hơn, nhất là du khách Âu Mỹ. Họ thường thức rất khuya, thậm chí thâu đêm đến sáng. Vậy phải khảo sát xem họ thích gì và làm gì trong thời gian này, lúc đó mới có thể kinh doanh được".

Đồng tình, bạn đọc Dang Trung có ý kiến: "Cả Hà Nội và TP.HCM đều như một đại siêu thị, nên chợ đêm thực sự không hấp dẫn, đi một lần là chán. Hãy quy hoạch lại để thành phố có nét đặc trưng, phố đêm có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí mới hút được khách".

Chợ đêm TP.HCM: Mới mở đông đúc, về sau thưa dần

Mới đây quận 6 đề xuất mở phố đêm Chợ Lớn quanh khu vực chợ Bình Tây. Trong khi đó thực tế tại TP.HCM có nhiều chợ đêm đến đêm lại vắng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar