25/09/2016 12:54 GMT+7

Chợ Bến Thành ai cũng biết cũng có chuyện ít người biết

HỒ TƯỜNG
HỒ TƯỜNG

TTO -  Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết đến như từng có cầu vượt đầu tiên, từng mang tên chợ Quách Thị Trang…

Cầu nổi 1 trước chợ Bến Thành trước 1975, sau thấy không hiệu quả (ít người đi) chính quyền Sài Gòn lúc ấy đã phá bỏ - Ảnh tư liệu

Từ những thập niên đầu thế kỷ 18, trên vùng đất Sài Gòn, phủ Gia Định xưa đã hình thành các khu chợ buôn bán như: chợ Điều Khiển, chợ Tân Kiểng, chợ Nguyễn Thực…

Đặc biệt khu chợ Lớn của người Hoa được hình thành trong khoảng năm 1679 đến năm 1731 là một khu vực buôn bán sầm uất thời bấy giờ.

Kế đến là chợ Bến Thành nằm trên vàm Bến Nghé - sông Sài Gòn, gần thành Gia Định. Tên gọi chợ Bến Thành bắt nguồn từ vị trí này của chợ.

Năm 1913, chợ Bến Thành bị giải tỏa, nhà lồng chợ nhường lại cho Tổng nha Ngân khố, nay là Kho bạc Nhà nước nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1.

Khu vực chợ mang tên chợ Cũ nằm ở góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi hiện nay vốn là chợ Bến Thành trước đây. 

Tòa Bitexco Financial Tower xây dựng từ năm 2004 đến năm 2014, cao 262m, gồm 68 tầng, là tòa nhà cao nhất ở TP.HCM hiện nay, tọa lạc ngay vị trí trung tâm chợ Bến Thành cũ (gồm Kho bạc nhà nước phía trước, sau là tòa nhà  Bitexco Financial Tower).

Cửa Nam - cửa chính chợ Bến Thành năm 1965 (lúc ấy mang tên chợ Quách Thị Trang, một học sinh yêu nước ngã xuống trước họng súng của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963) - Ảnh tư liệu

 

Chợ Bến Thành mới

Chợ Bến Thành mới được xây dựng ở một vị trí rộng rãi hơn, gọi là chợ Bến Thành mới hay chợ mới Sài Gòn.

Chợ Bến Thành lúc mới khai thị tháng 3-1914 - Ảnh tư liệu

Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang - trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ-Rệt (Marais Boresse) do viên xã Tây lúc ấy (tức thị trưởng) tên Eugène Cuniac cho lấp năm 1912 và xây chợ Mới Sài Gòn.

Ao Bồ Rệt (Boresse) trước chợ Bến Thành hiện nay - Ảnh tư liệu

Lúc đầu gọi là bùng binh Cu-nhắc (Rond - point Cuniac) rồi lần lượt đổi tên là công trường Diên Hồng và nay là công trường Quách Thị Trang. 

Chợ Bến Thành những năm đầu tiên với bùng binh Cu-nhắc (Rond - point Cuniac) - Ảnh tư liệu
Chợ Bến Thành năm 1921, 7 năm sau ngày khai thị - Ảnh tư liệu

Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.

Mặt Bắc chợ mới là đường D’Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn). Mặt Tây chợ mới là đường Schroeder (nay là đường Phan Chu Trinh). Mặt Đông chợ mới là đường Viennot (nay là đường Phan Bội Châu).

Theo văn bản chính thức, tin đăng trên báo Le Nouvellistecochinchinois ngày 31-3-1914 thì dự án xây cất chợ trong quá trình từ năm 1894, nhưng mãi đến năm 1913 mới thực hiện.

Chi phí xây cất chợ Bến Thành mới tổng cộng là 975.000 quan Pháp. Nhà thầu xây dựng chính chợ mới là Công ty hỗn hợp Brossard và Mausin (về sau giải thể, thành Công ty gạch bông Thanh Danh ở đường Cống Quỳnh).

Chợ Bến Thành mới xây xong làm lễ khai thị vào lúc 17g ngày 28-3-1914 và diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30-3-1914.

Lễ khai thị chợ Bến Thành mới được các giới hưởng ứng, đặc biệt là người Hoa đang nắm nhiều sạp trong chợ.

Lễ khai thị được báo chí thời đó gọi là Tân Vương Hội. Ngày khai thị có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về.

Lễ khai thị được tổ chức linh đình, có xe hoa diễu hành và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm… Trong đó có cuộc gia đấu quyết tử giữa người và hổ mà ai ai cũng phải thán phục!

Chợ Bến Thành có 16 cửa

Chợ Bến Thành có 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Từ cửa Nam đến cửa Bắc của chợ dài 136m. Từ cửa Đông đến cửa Tây của chợ dài 96m. Đường chữ thập của chợ rộng 5m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm. Từ cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm.

Cửa Nam là mặt tiền (cửa số 1) của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số 2, cửa số 16.

Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ. Tháp đồng hồ có ba mặt. Tháp được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp. Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “CHỢ BẾN THÀNH”.

Phần trên của tháp, bên trong trước đây là phòng phát thanh của Đài truyền thanh quận 1 mà tôi là một trong những thành viên từng trực tại đây để đọc những bài phát thanh hằng ngày, cung cấp tin tức và các thông báo cần thiết cho tiểu thương và khách đi chợ sau năm 1975.

Từ những năm 2000, nơi đây trở thành văn phòng ban quản lý chợ, có thiết lập thêm một trang thờ Thần chợ đáp ứng nhu cầu tâm linh của giới tiểu thương ở chợ. Bên dưới tháp là cửa chính vào chợ, gọi là cửa Nam.

Cửa Bắc (cửa số 9) của chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Thánh Tôn.

Cửa Tây (cửa số 5) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Chu Trinh. Phía Tây chợ Bến Thành ngoài cửa Tây còn có cửa số 3, cửa số 4, cửa số 6, cửa số 7, cửa số 8.

Cửa Đông (cửa số 13) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Bội Châu. Phía Đông chợ Bến Thành ngoài cửa Đông còn có cửa số 10, cửa số 11, cửa số 12, cửa số 14, cửa số 15.

Chợ Bến Thành trong đêm dịp kỷ niệm 100 năm khai thị (1914-2014) - Ảnh: Thuận Thắng

Đón đọc kỳ 2: Lớp bụi thời gian đã phủ lên chợ Bến Thành hơn trăm năm qua, lần lại dòng thời gian, ngôi chợ này vẫn ẩn dấu bao điều suy nghĩ…

HỒ TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar