14/11/2011 03:05 GMT+7

Chính trường Ý đổi chủ

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Ngày 13-11, lật xong trang Berlusconi, Tổng thống Ý Napolitano đã bắt tay tham khảo các đảng phái chính trị để có thể sớm chỉ định (có thể là ngày 14-11) ông Mario Monti - cựu ủy viên châu Âu - lên thay. Giới đầu tư đang chờ xem...

Phóng to

Người dân giương apphich “Tạm biệt Silvio” trước dinh tổng thống Ý - Ảnh: AFP

Ngày 12-11, Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã chính thức rời bỏ quyền lực trong tiếng la ó phản đối sau gần 20 năm nắm quyền được đánh dấu bởi những vụ xìcăngđan tình dục, các vụ kiện tụng vì tham nhũng và đẩy nước Ý vào cuộc khủng hoảng tài chính.

Cuộc hạ màn trong cay đắng!

Ông Berlusconi đã phải rời dinh Quirinal bằng một cửa bí mật phía sau, trong khi hàng ngàn người tụ tập phía trước dinh đang reo hò để ăn mừng tin ông Berlusconi từ chức. AFP mô tả suốt gần một giờ, những tiếng la ó “Xéo đi”, “Mafia”, “Nhục nhã”, “Bỏ tù đi!”, “Anh hề”, “Tạm biệt Silvio” vang lên để chào đón ông Berlusconi khi ông bước vào dinh tổng thống để đệ đơn xin từ chức.

Trước nửa đêm 12-11, tiếng còi xe inh ỏi trên đường phố, nơi người dân thủ đô Rome đang tràn ra đường ăn mừng tin ông Berlusconi từ chức trong sự hân hoan và hồn nhiên giống hệt như ăn mừng thắng lợi của đội tuyển màu thiên thanh tại Cúp bóng đá thế giới. Reuters mô tả chuyến hành trình cuối cùng này của ông Berlusconi thật quá ngậm ngùi!

Khi ông lên nắm quyền vào năm 1994, chưa bao giờ một thủ tướng lại được thừa hưởng sự ủng hộ của người dân, của truyền thông cùng những lợi thế về tài chính nhiều như ông để thay đổi nước Ý. Ông Berlusconi từng được mến mộ là một nhà lãnh đạo tài ba nhất trong lịch sử 150 năm của nước Ý, được mô tả như một làn gió mới thổi vào chính trường của thành Rome.

Song như báo Le Nouvel Observateur nhận xét, khi cuộc chơi hạ màn, di sản mà ông để lại cho nước Ý thật nghèo nàn: khoản nợ khổng lồ lên đến 1.900 tỉ euro (chiếm 120% GDP), 30% thanh niên dưới 30 tuổi thất nghiệp, nhưng nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng đạo đức, điều sẽ chi phối tương lai của nước Ý, đặc biệt là ông để lại ý tưởng cho rằng tất cả đều có thể bán, và bởi vậy, đều có thể mua.

Đề cập khía cạnh xung đột lợi ích, báo Le Monde viết: “Làm sao ông có thể thay đổi cách thức hoạt động của truyền hình công cộng khi bản thân ông sở hữu ba kênh truyền hình, một nhà xuất bản với 40 tờ báo các loại? Làm sao ông có thể cải tổ ngành tư pháp khi bản thân dính líu vào 27 vụ án, trong đó ba vụ còn đang diễn ra? Làm sao có thể thu thuế được khi bản thân ông cũng là một ông trùm trốn thuế?...”.

Chờ xem làn gió mới

Giới chuyên gia dự đoán nhiều khả năng Tổng thống Napolitano sẽ chính thức chỉ định ông Mario Monti (68 tuổi) đứng đầu chính phủ mới. Ông đã nhận được sự ủng hộ của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde và cũng đã có cuộc gặp với giám đốc mới của Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi. Ngoại trừ Liên minh phương Bắc và đảng trung hữu của ông Berlusconi từ chối tham gia một chính phủ mở rộng cho cánh tả, tất cả các đảng phái khác đều ủng hộ một chính phủ có thể thực thi các biện pháp cần thiết để đưa Ý thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

AFP dẫn lời các chuyên gia cho rằng người lên thay ông Berlusconi sẽ có một nhiệm vụ rất nặng nề là đưa nước Ý thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng hơn nữa và đưa ra nhiều cải cách khẩn cấp khác để thúc đẩy kinh tế Ý. Đến nay, hai viện của Quốc hội Ý đã thông qua các biện pháp cắt giảm khoản nợ công, trong đó bao gồm việc bán các tài sản nhà nước trị giá khoảng 28,5 tỉ USD, nâng độ tuổi về hưu từ 65 tuổi hiện nay lên 67 tuổi vào năm 2026, tăng thuế giá trị gia tăng và giá nhiên liệu, ngừng tăng lương ở khu vực công cho đến năm 2014, cải cách thị trường lao động, miễn giảm thuế cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và những công ty sử dụng lao động trẻ.

Nếu tin tức về việc bổ nhiệm ông Mario Monti đã gây nên được một làn gió lạc quan thì các thị trường vẫn còn đang chờ xem và thủ tướng mới sẽ phải được kiểm tra bằng những việc làm cụ thể, như Giuliano Noci - giáo sư kinh tế của Đại học Politecnico ở Milan - cảnh báo: “Ông Mario Monti sẽ phải thực thi nhanh những cải cách quan trọng bởi các nhà đầu tư đang cần một điều gì thật mạnh mẽ”.

CNN cho biết ông Monti - một nhà kinh tế lỗi lạc của Ý, cựu ủy viên Ủy ban châu Âu - được giới chuyên gia mô tả có khả năng lèo lái con thuyền thành Rome ra khỏi vũng lầy nợ nần. Song cũng có ý kiến cho rằng việc ông Berlusconi từ chức và được thay thế bằng một người mới thật ra chỉ là “bình mới rượu cũ” khi tình hình nợ nần của Ý đang ngày càng xấu đi.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Một sự cố xảy ra khi hạ thủy tàu khu trục mới của Triều Tiên khiến ông Kim Jong Un nổi giận, chỉ trích sự cẩu thả và yêu cầu khắc phục.

Ông Kim Jong Un nổi giận vì sự cố trong lễ hạ thủy tàu chiến mới

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Một số người dùng Facebook chia sẻ ảnh cũ của ông Duterte khiến nhiều người lầm tưởng cựu tổng thống Philippines đã thực sự trở về nước.

Thông tin ông Duterte đã được trả tự do và trở về làm thị trưởng Davao là giả

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Không còn chờ đợi sự ủng hộ từ Washington, Anh và EU đã phối hợp công bố loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga hôm 20-5.

Châu Âu có đủ sức gây áp lực với Nga?

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar