24/10/2021 06:15 GMT+7

Chính quyền Trung Quốc muốn sáp nhập tạo 'siêu' công ty đất hiếm

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Bắc Kinh sẽ 'tái cơ cấu' 3 nhà khai thác đất hiếm để tạo ra một công ty thuộc sở hữu nhà nước duy nhất. Công ty này có thể chiếm khoảng 70% sản lượng nội địa của các loại đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong các sản phẩm công nghệ cao.

Chính quyền Trung Quốc muốn sáp nhập tạo siêu công ty đất hiếm - Ảnh 1.

Mỏ khai thác đất hiếm tại Nội Mông, Trung Quốc - Ảnh: KYODO

Theo báo Nikkei Asia, Trung Quốc đang muốn củng cố nguồn nguyên liệu đầu vào và phát triển mảng công nghệ của mình. Nhưng quan trọng hơn cả là Bắc Kinh muốn gia tăng kiểm soát đối với ngành khai mỏ, dự đoán căng thẳng thương mại với Mỹ sẽ kéo dài.

Bằng cách tái cấu trúc 3 nhà khai thác đất hiếm lớn của quốc gia này, Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng đất hiếm, kể cả xuất khẩu.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện động thái trên trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách xây dựng một chuỗi cung ứng đất hiếm thay thế ở nơi khác và tăng cường hợp tác với Úc.

Theo Nikkei Asia, 3 nhà sản xuất được Bắc Kinh nhắm đến là công ty khai thác lớn nhất Trung Quốc - China Minmetals Corporation (CMC), công ty khai khoáng China Aluminum Corporation (CAC) và thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây - khu vực giàu tài nguyên đất hiếm.

Được biết 3 nhà khai thác này đang “lên kế hoạch chiến lược tái cơ cấu” cho nhánh phụ trách khai thác và sản xuất đất hiếm của mình.

Hồi đầu tuần qua, ông Peng Huagang - tổng thư ký Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước - cho biết chính phủ sẽ “ủng hộ việc tái cơ cấu ngành đất hiếm để tạo ra một công ty đẳng cấp thế giới”.

Nikkei Asia cho biết hiện chưa rõ ý “tái cơ cấu” của Bắc Kinh cụ thể là gì, thực hiện như thế nào.

Nếu hợp nhất hoàn toàn, công ty mới ra đời sẽ chiếm gần 70% tổng sản lượng của đất hiếm nhóm nặng và trung bình tại Trung Quốc. Nếu tính cả đất hiếm nhóm nhẹ, tỉ trọng của doanh nghiệp này sẽ đạt gần 40%.

Các loại đất hiếm nhóm nặng và trung bình là nguyên liệu quan trọng cho việc sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như động cơ, hay phụ tùng của các loại xe điện.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Mỹ sử dụng đất hiếm nhóm nặng và trung bình trong sản xuất máy bay quân sự không người lái và tên lửa.

Nhật Bản thu hồi đất hiếm từ nước ngoài để tái chế trong nước

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chủ trương xây dựng cơ sở tái chế đất hiếm được thu hồi từ nước ngoài.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Becamex Bình Dương mong muốn được đóng góp cho TP.HCM mới

Trước đề xuất của Becamex Bình Dương, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho biết TP sẽ khai thác thế mạnh của doanh nghiệp này.

Becamex Bình Dương mong muốn được đóng góp cho TP.HCM mới

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Giá nhà đất tăng cao, người mua nhà Nhật Bản bắt đầu cân nhắc các bất động sản được phân loại 'xui xẻo' như một lựa chọn.

Những ngôi nhà 'nhiễm mùi tử thần' ở Nhật trở nên hấp dẫn khi giá bất động sản tăng vọt

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 hệ thống bảng giá đất, có 3 mức thu các thủ tục hành chính đang gây ra một số khó khăn trên thực tế.

Cần Thơ sau hợp nhất có 3 bảng giá đất, giải quyết ra sao?

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quyền quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2, theo quyết định của Bộ Tài chính.

Sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực 2

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Từ tháng 7-2025, nghị định 46 và thông tư 67 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Gắt gao chặn nạn 'móc túi' khách hàng, đại lý yếu kém đối mặt nguy cơ bị loại khỏi ngành bảo hiểm

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8

Công trình cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM và Đồng Nai thi công vượt tiến độ theo hợp đồng, sẵn sàng khai thác vào ngày 19-8.

Cầu Nhơn Trạch thi công vượt tiến độ, có kế hoạch đưa vào khai thác ngày 19-8
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar