01/05/2018 11:44 GMT+7

Chính phủ Pháp bị kiện vì địa chỉ website ‘France.com’

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Một người Mỹ gốc Pháp vừa đệ đơn khởi kiện Chính phủ Pháp lên tòa án liên bang ở Mỹ sau khi trang web France.com thuộc sở hữu từ năm 1994 của ông bị Chính phủ Pháp thâu tóm.

Chính phủ Pháp bị kiện vì địa chỉ website ‘France.com’ - Ảnh 1.

Giao diện trang web France.com - Ảnh: MASHABLE

Theo trang The Verge, ngày 12-3 vừa qua, trang web France.com bất ngờ biến mất. Trong 24 năm qua, đây đã là trang web dành cho du lịch quen thuộc với nhiều người.

Tuy nhiên hiện tại, khi truy cập vào địa chỉ này, người ta sẽ được đưa tới một phiên bản tiếng Anh của trang web chính thức của Chính phủ Pháp tại địa chỉ France.fr.

Ông Jean-Noel Frydman, chủ trang web France.com, đã vô cùng kinh ngạc. Chỉ sau một đêm, trang web ông đã sở hữu và duy trì trong suốt 24 năm qua đột ngột biến mất.

Hiện tại ông Frydman đang đeo đuổi thủ tục pháp lý, khởi kiện Chính phủ Pháp hòng lấy lại được tài sản này của mình.

Ngày 19-4 vừa qua, ông Frydman đã khởi kiện lên tòa án liên bang tại Alexandria, bang Virginia (Mỹ), trong đó bị đơn là Cộng hòa Pháp, Cơ quan du lịch Chính phủ Pháp (Atout France), Bộ ngoại giao Pháp cùng đích danh Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian.

Ông Frydman lần đầu tiên đăng ký tên miền trang web của mình vào năm 1994, chưa đầy 3 năm sau khi World Wide Web trở nên phổ biến.

Là một người Pháp sống ở nước ngoài, ông đặc biệt quan tâm tới địa chỉ France.com. Trang web này chuyên cung cấp các mẹo vặt, "bí kíp" du lịch cùng thông tin quảng cáo về các tour nghỉ dưỡng trọn gói.

Với khoảng 100.000 lượt truy cập mỗi tháng, ông Frydman duy trì dễ dàng hoạt động của trang web từ nguồn thu liên quan. France.com cũng trở thành dự án duy nhất của ông sau nhiều năm thử sức với các trang web khác.

Cơ quan quản lý du lịch Pháp thoạt đầu cũng rất hoan nghênh trang web của ông Frydman, thậm chí năm 2009 từng trao giải thưởng "Website tốt nhất" cho ông.

Tuy nhiên tới năm 2016 có vẻ như Bộ Ngoại giao Pháp thay đổi quan điểm. Theo lời ông Frydman, mặc dù ông cũng không có ý định bán nhưng Bộ Ngoại giao Pháp cũng chưa từng hỏi mua trang web France.com.

Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Pháp đã làm đơn gửi tòa cho rằng trang web France.com phải là tài sản của chính phủ.

Tháng 6-2016, Tòa cấp cao tại Paris chấp thuận quan điểm này của chính phủ, buộc ông Frydman phải chuyển giao tên miền đó cho chính quyền, nếu không sẽ bị phạt.

Phán quyết này tiếp tục được bảo lưu trong phiên tòa phúc thẩm vào tháng 9-2017, tuy nhiên hiện cũng đang bị kháng cáo tại tòa tối cao ở Pháp.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Pearson và Google Cloud bắt tay phát triển các công cụ hỗ trợ AI dành cho ngành giáo dục.

Pearson và Google Cloud hợp tác giáo dục AI

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar