26/05/2019 21:57 GMT+7

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng

HÀ MY
HÀ MY

TTO - Quần thể lớn thứ hai của chim cánh cụt hoàng đế đang dần biến mất khi đã ba năm liên tiếp không nuôi lớn được con chim cánh cụt con nào.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng - Ảnh 1.

Quần thể chim cánh cụt hoàng đế ở vùng biển Weddell của Nam Cực bị ảnh hưởng - Ảnh: CNN

Quần thể này sinh sống ở vùng biển Weddell của Nam Cực, phần biển phía nam Đại Dương.

Theo Khảo sát về Nam Cực của Anh quốc (BAS), vào năm 2017 và 2018 những trận bão lớn xảy ra liên tục cướp đi mạng sống của hàng loạt chim cánh cụt con của vùng này, đài CNN đưa tin.

Nghiên cứu BAS, xuất bản vào ngày 23-5, cho biết trong 60 năm qua, phần băng trên biển đã khá ổn định nên có từ 14.000 - 25.000 chim cánh cụt con được sinh ra mỗi năm tính cho đến gần đây, chiếm 5-9% tổng số cá thể chim cánh cụt hoàng đế trên thế giới. 

Nhưng trong 3 năm vừa qua, quần thể chim cánh cụt đã giảm nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chim cánh cụt hoàng đế cần phần băng ổn định để sinh nở, và phần băng này cần ổn định từ tháng 4 đến tháng 12 hằng năm - khoảng thời gian tính từ lúc chim cánh cụt đến để sinh nở cho đến khi chim cánh cụt con rời đi.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng - Ảnh 2.

Phần đông chim cánh cụt con bị mất mạng trong những trận bão liên tiếp thời gian gần đây - Ảnh: LIVE SCIENCE

"Không thể khẳng định được rằng sự thay đổi về chất lượng băng ở vùng này bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, nhưng hiện tượng mất khả năng sinh nở là chưa từng thấy ở vùng này" - đồng tác giả nghiên cứu, ông Phil Trathan, chuyên gia về chim cánh cụt, khẳng định.

"Với mức độ bất ổn của hệ sinh thái, nghiên cứu cho thấy rằng số lượng cá thể chim cánh cụt hoàng đế đang giảm đi nhanh chóng, khoảng 50 - 70% cho đến cuối thế kỷ này" - ông nói thêm.

Mặt khác, khi nghiên cứu các quần thể khác trong vùng, các nhà khoa học phát hiện quần thể chim cánh cụt ở vùng biển Dawson Lambton, phía nam biển Weddell, số cá thể lại tăng gần gấp 10 lần, từ 2.000 lên đến 15.000 cặp chim cánh cụt.

Điều này cho thấy nhiều chim cánh cụt hoàng đế ở vùng biển Weddell đã di cư đến vùng này để có điều kiện sinh nở tốt hơn khi môi trường sống của chúng thay đổi.

"Khi chim cánh cụt hoàng đế đối mặt với điều kiện sống không tốt, chúng sẽ di cư đến vùng khác thay vì chịu đựng ở môi trường sống cũ" - ông Peter Fretwell, đồng tác giả của nghiên cứu, khẳng định.

Theo ông, một vấn đề đáng lo ngại khác là các nhà khoa học trước đây đã lầm tưởng rằng vùng biển này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu do nhiệt độ vùng này thấp hơn rất nhiều.

"Chính vì vậy mà chúng tôi đã lầm tưởng rằng chim cánh cụt hoàng đế sẽ an toàn ở đây, nhưng không phải như vậy" - ông Fretwell nói.

Chim cánh cụt hoàng đế cũng sắp bị tuyệt chủng - Ảnh 3.

Chim cánh cụt cần phần băng ổn định từ tháng 4 đến tháng 12 hằng năm để sinh nở - Ảnh: TIMES

HÀ MY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar