21/06/2021 15:00 GMT+7

Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào?

TUỔI TRẺ
TUỔI TRẺ

TTO - Tiến độ tiêm ngừa COVID-19 tới đây ra sao, nguồn vắc xin và hiệu quả tiêm ngừa như thế nào?... Những vấn đề này đã được chuyên gia giải đáp trên tuoitre.vn từ 15h-17h hôm nay 21-6.

PGS.TS Dương Thị Hồng - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia chia sẻ về tình hình nhập khẩu vắc xin COVID-19 của Việt Nam hiện nay - video: DƯƠNG LIỄU

Tính đến cuối ngày 20-6, đã có trên 2,4 triệu người được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, trong đó có gần 122.000 người được tiêm đủ 2 mũi. So với nhu cầu tiêm ngừa, con số này dù đang tăng nhanh trong một số ngày gần đây nhưng vẫn còn rất nhỏ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long mới đây đã cho biết mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc lần này là đến cuối năm 2021 tiêm được cho khoảng 70 triệu người dân Việt Nam, để cuối 2021 và năm 2022 có miễn dịch cộng đồng.

Như vậy trong những ngày tới đây, số lượng người được tiêm chủng sẽ rất lớn để đảm bảo tiến độ và mục tiêu kể trên.

Các tỉnh thành trong toàn quốc đều đã chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực cho chiến dịch tiêm chủng, nhưng có khó khăn về nguồn vắc xin. Lượng vắc xin về sắp tới số lượng như thế nào, bao giờ về, tổ chức tiêm chủng ra sao... là vấn đề lớn, đang được đông đảo người dân quan tâm.

Để trả lời câu hỏi bao giờ được tiêm vắc xin COVID-19, nguồn vắc xin nào, tiêm vắc xin hiệu quả phòng bệnh ra sao để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, sớm quay lại cuộc sống bình thường... báo Tuổi Trẻ phối hợp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào?" với sự tư vấn của các khách mời:

- PGS.TS Dương Thị Hồng - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.

- PGS.TS Đào Xuân Cơ - phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

- Bác sĩ Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC.

Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào? - Ảnh 2.

Các khách mời tham gia chương trình (từ trái sang): PGS.TS Dương Thị Hồng, PGS.TS Đào Xuân Cơ và Bác sĩ Bạch Thị Chính

PGS.TS Đào Xuân Cơ - phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nói về thông tin "vắc xin này an toàn hơn vắc xin kia" - video: DƯƠNG LIỄU

Bác sĩ Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, lưu ý người dân cần khai báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vắc xin COVID-19 - Video: HOÀNG AN

Chiều nay 21-6 giao lưu trực tuyến Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào? - Ảnh 2.

VNVC hiện có 56 trung tâm trên toàn quốc

Hiện nay, VNVC có 56 trung tâm trên toàn quốc, trung bình mỗi ngày phục vụ 8.000-10.000 người dân, cuối tuần lên tới 13.000-15.000 người mỗi ngày trên toàn quốc, năng lực triển khai tiêm cho 3-5 triệu người/tháng.

100% bác sĩ, điều dưỡng của VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo thường xuyên và liên tục về các kiến thức, kỹ năng an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm...

VNVC đã sẵn sàng kế hoạch nâng công suất triển khai tiêm chủng gấp 2-3 lần trong trường hợp cần triển khai tiêm thần tốc trên diện rộng; đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản, vận chuyển vắc xin, các phương án mở rộng mặt bằng, tăng thêm số lượng trung tâm trên toàn quốc, mở 24 giờ/ngày, tiêm lưu động, tuyển dụng và đào tạo hàng ngàn bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên, đầu tư lớn hạ tầng công nghệ thông tin… để sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng diện rộng nhưng vẫn đảm bảo các quy định về an toàn tiêm chủng khi được Bộ Y tế và Chính phủ cho phép tiến hành tiêm chủng dịch vụ đối với vắc xin COVID-19.

Buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào?" do báo Tuổi Trẻ phối hợp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tổ chức nhận được hơn 700 thắc mắc của người dân gửi đến. Tuy nhiên do thời gian có hạn, chương trình không thể giải đáp được tất cả câu hỏi, các khách mời đã chọn và giải đáp những băn khoăn chung của nhiều người dân. Những câu hỏi còn lại, chúng tôi sẽ tổng hợp chuyển chuyên gia giải đáp vào thời điểm thích hợp và đăng tải trên tuoitre.vn. Xin cảm ơn bạn đọc!

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG TƯ VẤN Ở Ô BÊN DƯỚI:

Bình luận hay

Tự động cập nhật trong 15 giây
    TUỔI TRẺ
    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự

    Tin cùng chuyên mục

    Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

    Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

    Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

    Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

    Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

    Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

    Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

    Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

    Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

    Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

    Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

    Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

    Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm có 2,4

    Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 tuýp 100g) do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

    Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm có 2,4

    Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

    Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

    Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar
    Đăng ký bằng email
    Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
    Đăng nhập
    Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
    Gửi bình luận
    Đóng
    Hoàn thành
    Đóng

    Bình luận (0)
    Tối đa: 1500 ký tự
    Tất cả bình luận (0)
    Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
    Được quan tâm nhất
    Mới nhất
    Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
    Tối đa: 1500 ký tự
    Avatar