18/04/2025 08:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chiến tranh thuế quan, ai sẽ phải trả giá?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn căng thẳng mới, tác động trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng ở hai nước. Từ đồ chơi đến điện thoại, giá cả đang tăng vọt khi các đòn thuế quan ngày càng khốc liệt.

thuế quan - Ảnh 1.

Công nhân may quần áo cho sàn thương mại điện tử Temu tại một nhà máy may ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc - ̉Ảnh: AFP

Từ siêu thị đến các sàn thương mại điện tử, giá cả hàng hóa đang biến động chóng mặt. Người tiêu dùng không còn là những người đứng ngoài cuộc, mà đã trở thành những nạn nhân trực tiếp trong cuộc đối đầu thương mại giữa hai cường quốc. 

Khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới triển khai các đòn trừng phạt thuế quan, hàng tỉ người dân đang phải gánh chịu hậu quả không mong muốn.

Túi tiền người Mỹ "xẹp dần"

Thời kỳ hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng Mỹ đang dần khép lại. Temu và Shein - hai nền tảng nổi tiếng với các sản phẩm giá rẻ - sẽ đồng loạt tăng giá từ ngày 25-4 do các mức thuế mới và quy định kiểm soát hàng hóa giá trị thấp của chính quyền Trump, theo Reuters. 

Trước đó, cả hai nền tảng từng hưởng lợi từ chính sách miễn thuế với hàng dưới 800 USD, nhưng sắc lệnh mới có hiệu lực từ 2-5 sẽ siết chặt lỗ hổng này.

Ngành công nghiệp đồ chơi là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất. Với mức thuế mới lên tới 145%, những món đồ chơi phổ biến như búp bê, xe mô hình hay bộ xếp hình đang dần trở thành hàng xa xỉ tại Mỹ. 

Khoảng 80% đồ chơi bán tại thị trường này được sản xuất ở Trung Quốc, khiến giá các mặt hàng có thể tăng từ 15 - 20%. Không chỉ người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn, các doanh nghiệp nhỏ trong ngành cũng đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản.

Các mặt hàng điện tử và thiết bị gia dụng cũng không ngoại lệ. Điện thoại thông minh, laptop, máy hút bụi, lò nướng - vốn phần lớn được lắp ráp tại Trung Quốc - đều chịu ảnh hưởng mạnh. 

Thuế quan khiến chi phí sản xuất tăng vọt, buộc các hãng công nghệ phải tính toán lại toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc chuyển gánh nặng sang người tiêu dùng. Các chuyên gia kinh tế dự đoán khoảng 50 - 60% sản phẩm trên Amazon sẽ chịu tác động của mức thuế này và người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn đáng kể.

Trung Quốc đối mặt thách thức

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ mất đi một đối tác thương mại mua hơn 400 tỉ USD hàng hóa mỗi năm. Trước sức ép từ các đòn thuế quan của Washington, Bắc Kinh buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển, tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa nhằm duy trì đà tăng trưởng, tờ New York Times cho biết.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi tiêu nội địa tại đất nước tỉ dân vốn đã suy yếu từ trước khi cuộc chiến thuế quan bùng phát. Hồi phục hậu đại dịch chưa đạt kỳ vọng, nhà máy đóng cửa, tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao và thị trường bất động sản - nơi nắm giữ phần lớn tài sản của tầng lớp trung lưu - vẫn chưa phục hồi.

"Dù chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ tăng cường nỗ lực nhằm bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ bằng nhu cầu nội địa nhưng điều này sẽ không hề dễ dàng - nhà phân tích Ting Lu của Tập đoàn Nomura nhận định - Kinh tế Trung Quốc hiện đang chịu hai lực cản lớn cùng lúc: cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước và cuộc chiến thương mại chưa từng có tiền lệ với Mỹ từ bên ngoài".

Người tiêu dùng Trung Quốc cũng bắt đầu cảm nhận rõ sức ép lan truyền từ các đòn áp thuế. Xuất khẩu suy giảm kéo theo các nhà máy cắt giảm sản lượng, khiến việc làm và thu nhập bị ảnh hưởng - hai yếu tố then chốt chi phối sức mua của hộ gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, người sản xuất và người tiêu dùng trong nước vốn không tách rời nhau. Khi các nhà máy phải gánh chi phí đầu vào tăng do thuế quan, họ sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc tăng giá bán - khiến người tiêu dùng chịu thiệt - hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận, dẫn tới cắt lương, giảm nhân sự hoặc thậm chí là đóng cửa.

Cuộc chiến thương mại giờ đây không chỉ dừng lại là câu chuyện giữa hai chính phủ hay những vấn đề vĩ mô, nó đã bắt đầu len lỏi vào từng gian bếp, tủ đồ chơi và giỏ hàng siêu thị của hàng tỉ người dân Mỹ - Trung.

Thương mại toàn cầu đứng trước nguy cơ

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 16-4 vừa hạ mạnh dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm nay từ mức tăng 3% xuống còn -0,2%. WTO đặc biệt lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ngày càng tách rời, khi thương mại hàng hóa song phương được dự đoán sẽ giảm đến 81%.

Nếu xu hướng phân mảnh kinh tế toàn cầu tiếp diễn, GDP toàn cầu có thể giảm tới 7% trong dài hạn, cảnh báo đây có thể là đợt suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch COVID-19.

Trung Quốc nhắn nhủ Mỹ ngừng gây sức ép tối đa vụ thuế quan

Ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gây sức ép tối đa nếu thực sự muốn giải quyết các vấn đề thuế quan thông qua đối thoại, sau khi chính quyền ông Trump tuyên bố 'quả bóng đang ở trong sân của Trung Quốc'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar