25/07/2023 13:34 GMT+7

Chiến tranh qua đi, tình người ở lại

56 năm trước, các cựu chiến binh Mỹ đào hố chôn tập thể những người lính Việt. Giờ đây, họ trở về đồi Xuân Sơn (Bình Định) tìm hài cốt các liệt sĩ Việt Nam để chuộc tội. Phim tài liệu Mảnh ký ức ghi lại hành trình này.

Những cựu binh Mỹ đến hỗ trợ bộ đội Việt Nam tìm hố chôn tập thể các liệt sĩ Việt Nam - Ảnh cắt từ phim

Những cựu binh Mỹ đến hỗ trợ bộ đội Việt Nam tìm hố chôn tập thể các liệt sĩ Việt Nam - Ảnh cắt từ phim

Đây là tâm sự của một cựu chiến binh Mỹ ở những cảnh đầu tiên của bộ phim tài liệu Mảnh ký ức của đạo diễn trẻ Lê Hoàng Linh, chiếu trên VTV đặc biệt tối 23-7 và sẽ tiếp tục được chiếu trên VTV4 vào 9h và 20h ngày 26-7, 14h ngày 27-7.

Mảnh ký ức kể câu chuyện bi tráng về sự hy sinh của các liệt sĩ trong trận đánh đồi Xuân Sơn tháng 12-1966, và quá trình tìm kiếm phần mộ tập thể của các liệt sĩ hơn nửa thế kỷ sau đó nhờ vào sự giúp sức của năm cựu binh Mỹ.

Phim là tâm huyết suốt sáu năm của đạo diễn Lê Hoàng Linh và ê kíp, là nén hương thắp cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh năm xưa và các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước.

Ký ức không quên từ cả hai phía

Phim là những mảnh ký ức của những người còn sống ở cả hai chiến tuyến. Tất cả đều đầy ám ảnh về sự khốc liệt của chiến tranh.

Đại tá Nguyễn Văn Tạo (bộ đội giải phóng từng tham gia trận đồi Xuân Sơn) che tay xin lỗi, giấu đi gương mặt vừa bật khóc khi kể lại những ký ức gian khổ, đau buồn của những năm tháng chiến tranh ác liệt.

"Chúng tôi nửa năm không biết hạt gạo tròn hay méo, cả năm không biết hạt muối mặn hay ngọt" - câu nói bị gãy đôi bởi tiếng nấc nghẹn của người lính năm xưa, khiến khán giả ngồi trước màn hình cũng lặng đi và rơi nước mắt.

Nhưng đau đớn hơn nhiều là ký ức về trận chiến đồi Xuân Sơn tháng 12-1966. Khi quân ta tưởng như nắm hoàn toàn thế trận thì lính Mỹ dùng tới lòng pháo bắn đạn tổ ong - thứ vũ khí Mỹ chỉ sử dụng trong những trường hợp rất nguy nan. Hậu quả là bộ binh ta tổn thất rất lớn.

"Đau lòng lắm. Anh em bị thương kêu khóc, mình muốn khiêng ra không khiêng được, không có sức mà cõng ra, đồng đội chết không mang xác ra được", ông Tạo kể.

Còn ký ức của các cựu binh Mỹ cũng kinh hoàng không kém. Trận đánh khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng với những người lính mới 18, 20 tuổi.

"Khi trời sáng, tôi kinh hoàng nhìn thấy tử thi ở khắp mọi nơi. Tôi đã khóc vì không hiểu nổi tại sao lại có nhiều người chết cùng lúc, cùng một nơi như thế. Trận địa tràn ngập tử thi, đó là cảnh tang thương nhất mà tôi từng thấy trong đời" - cựu binh Spencer Matteson kể.

Ông cũng bị chấn động bởi hình ảnh người đồng đội trúng một viên đạn cối ngay trước ngực, nổ tan tành. Nếu trước đó ông không đổi vị trí cho đồng đội thì ông mới là người nhận viên đạn đó. Hình ảnh người bạn nổ tung trước mắt đã ám ảnh Spencer Matteson mãi mãi.

Còn cựu binh Steve Hassett chỉ muốn quên đi những bức ảnh thi thể bộ đội Việt Nam mà ông chụp vào sáng hôm sau. Cựu binh Ivory Whitaker luôn bị giày vò bởi việc đi thu gom thi thể của những người lính tử trận để đưa vào hố.

Những người lính Mỹ này sau đó đã đào hố chôn tập thể ngay dưới chân đồi. Điều này thật tồi tệ về tinh thần cho những thanh niên 18 tuổi. Nỗi ám ảnh không bao giờ rời bỏ họ.

Phim Mảnh ký ức tái hiện ký ức các cựu chiến binh từ cả hai phía - Ảnh cắt từ phim

Phim Mảnh ký ức tái hiện ký ức các cựu chiến binh từ cả hai phía - Ảnh cắt từ phim

Khi trời sáng, tôi kinh hoàng nhìn thấy tử thi ở khắp mọi nơi. Tôi đã khóc vì không hiểu nổi tại sao lại có nhiều người chết cùng lúc, cùng một nơi như thế.
Cựu binh Spencer Matteson kể

Sám hối để chữa lành

Đến Việt Nam để hỗ trợ tìm kiếm hố chôn tập thể thứ hai ở đồi Xuân Sơn, các cựu binh Mỹ càng hồi tưởng về những ký ức chiến tranh. Họ mở lòng nói về những vết thương hằn sâu, đeo đẳng cả cuộc đời, nhấn chìm họ trong nỗi đau bất tận.

Vì tổn thương tâm lý, cựu binh Spencer Matteson trở nên hung bạo hơn trong một thời gian rất dài. Quãng thời gian ấy, trong ông chỉ toàn là phẫn nộ, cay đắng và suy sụp. Ông không thể nào cảm nhận được niềm vui. "Tôi uống rượu, sử dụng ma túy và làm mọi thứ để cố quên đi. Nhưng không thể nào quên. Uống nhiều tới mức suýt chết", ông Spencer Matteson kể.

Hậu quả là gia đình ông tan vỡ sau chín năm chung sống. Sau ly hôn, ông bỏ mặc ba con cho vợ cũ chăm sóc nên ngày nay ông và các con rất xa cách. "Tôi chỉ hy vọng chúng sẽ tha thứ cho tôi. Tôi đã tan nát hết", người cựu binh nói.

Đến năm 1991, ông tỉnh ngộ, bỏ rượu, ma túy, bắt đầu tìm thấy ánh sáng. Đạo Phật đã giúp ông tỉnh ngộ. Từ đó, ông thường ngồi thiền trước bức tượng Phật Bà Quan Âm nhỏ.

Ngoài đạo Phật, ông bắt đầu chữa lành bằng việc viết về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, mở lòng với quá khứ và đối diện với con quỷ bên trong mình. Việc viết và đăng trên trang cá nhân câu chuyện về trận đánh LZ Bird (trên đồi Xuân Sơn) đã giúp ông suy nghĩ tỏ tường hơn. Ông tìm kiếm trên Internet các hình ảnh để đưa vào bài viết của mình. Không ngờ, bài viết và những hình ảnh ấy đã giúp những người lính Việt Nam tìm thấy hố chôn tập thể các liệt sĩ Việt Nam.

Sau khi hố chôn đầu tiên được tìm thấy, các cựu binh Mỹ tiếp tục đến Việt Nam để giúp tìm kiếm hố chôn thứ hai. Hành trình khá khó khăn với họ vì phải sống lại những ký ức đau buồn nhưng họ đều cho rằng đó là hành trình tìm kiếm sự thanh thản, là điều phải làm.

Kết phim, hố chôn thứ hai chưa được tìm thấy. Nhưng hình ảnh những người lính từng ở hai chiến tuyến nay ngồi bên nhau cùng cười nói, cùng nỗ lực tìm kiếm hài cốt những người đã mất vẫn là một hình ảnh đẹp và xúc động đọng lại trong lòng người xem.

Phim không có nhiều đổi mới về nghệ thuật kể chuyện nhưng được làm chỉn chu ở mọi khâu, từ hình ảnh, âm nhạc, nỗ lực tìm kiếm những câu chuyện hay cho tới việc dụng công dựng lại trận chiến đồi Xuân Sơn năm xưa bằng những cảnh diễn kỳ công và hình ảnh đồ họa, gây ấn tượng mạnh cho người xem.

Bộ phim xoáy sâu vào những ký ức tăm tối, những vết thương chiến tranh hằn sâu nơi những người lính Mỹ. Vì những vết thương này, nhiều cựu binh Mỹ đã bắt đầu hành trình tạ tội.
Chiến tranh Việt Nam qua cái nhìn của điện ảnh Hàn

TTO - Trong khi những nhà làm phim người Mỹ hằng ám ảnh về cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam, điện ảnh Hàn Quốc ít những bộ phim về đề tài này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Cannes mất điện trước bế mạc

Một số tin tức nổi bật: Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Liên hoan phim Cannes mất điện cục bộ vài giờ trước bế mạc; Ưng Hoàng Phúc lan tỏa năng lượng chữa lành qua âm nhạc...

Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Cannes mất điện trước bế mạc

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Dù nhận tràng pháo tay kéo dài 7 phút tại Cannes, Thời đại cuồng dã vẫn gây chia rẽ giới phê bình, nhận về loạt đánh giá trái chiều.

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Một số tin tức nổi bật: Bắc Bling có phiên bản mới; Khán giả vẫn chê Nguyễn Duyên Quỳnh hát Viết tiếp câu chuyện hòa bình; Lưu Vũ Ninh và Tống Tổ Nhi gây sốt nhờ Khom lưng; Ali Hoàng Dương vẫn không bật lên được với EP đầu tay...

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Hào quang của Cannes lu mờ

Người săn phim mới giảm mạnh, nhà hàng vắng khách, loạt băng rôn khổng lồ từng phủ kín đại lộ Croisette nay biến mất, thảm đỏ thiếu vắng những bộ trang phục lộng lẫy... khiến ánh hào quang của Cannes phai nhạt.

Hào quang của Cannes lu mờ

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ 10 với không khí sôi động, khi hai tác phẩm cuối cùng trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng The Mastermind và Young Mothers chính thức ra mắt và nhận phản hồi nồng nhiệt từ giới phê bình.

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Hollywood không áp đảo cuộc chơi. The Chronology of Water của Kristen Stewart và Eleanor the Great của Scarlett Johansson đều không được xướng tên ở bất kỳ hạng mục nào.

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar