18/08/2022 07:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine có chiến thuật mới?

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG
TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

TTO - Cuộc xung đột tại Ukraine đang bước sang giai đoạn mới cho thấy vai trò của hỏa lực chính xác tầm xa và "hoạt động bí mật" của các phần tử Ukraine tại những khu vực do Nga đang kiểm soát.

Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine có chiến thuật mới? - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ một vụ nổ kho đạn của Nga tại huyện Dzhankoi thuộc bán đảo Crimea vào ngày 16-8 - Ảnh: Reuters

Các vụ nổ gần đây bao gồm vụ nổ tại một nhà kho quân sự gần Dzhankoi ở phía bắc bán đảo Crimea và căn cứ không quân Saki ở phía tây Crimea, một cơ sở quân sự cách chiến tuyến 225km, trong khu vực mà người Nga tuyên bố là được che chắn bởi hệ thống phòng không của họ, dường như cho thấy Ukraine đã tìm ra những cách mới để tấn công những lỗ hổng của người Nga.

Mắt xích hậu cần

Bằng cách tiến sâu vào phía sau chiến tuyến của phe đối địch, người Ukraine cho thấy họ đang thích nghi với cuộc chiến tiêu hao trong lúc cố gắng làm giảm tiềm năng và nhuệ khí của đối phương cũng như làm chậm bước tiến của quân Nga ở phía đông và phía nam.

Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu ngày 24-2, Ukraine phải liên tục tìm cách thay đổi chiến thuật để tự vệ và chống trả người Nga, từ công nghệ thấp đến công nghệ cao để đối phó với một lực lượng vượt trội về số lượng vũ khí, binh sĩ và đạn được.

Quân đội Nga cũng vậy. Họ cũng đã tìm ra được chiến thuật đang phát huy tác dụng sau những vấp váp ban đầu. 

Trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến, phía Nga cố gắng thực hiện các cuộc tấn công táo bạo, nhanh chóng vào sâu trong lãnh thổ Ukraine, sát tới thủ đô Kiev nhưng gặp nhiều vấn đề từ hậu cần cho đến phối hợp giữa các binh chủng. 

Nhưng giờ đây, các lực lượng của họ đang tiến quân từng bước vững chắc ở phía đông Ukraine dưới sự yểm trợ từ sức mạnh rất lớn của hỏa lực pháo binh.

Tuy nhiên, hậu cần được nhận định vẫn tiếp tục là một mắt xích yếu của quân đội Nga. Việc sử dụng vũ khí chính xác cao viện trợ từ phương Tây, bao gồm tổ hợp pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) của Mỹ và hệ thống tên lửa phóng loạt tầm xa (MLRS) M270 của Anh, đặc biệt nhiều khả năng có sự tham gia của bệ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (ATACMS) có tầm bắn xa tới 300km, cho phép Ukraine làm gián đoạn hoạt động hậu cần của Nga khi phá hủy các kho đạn dược ở hậu phương Nga cách xa hàng trăm kilômet.

Về chiến thuật, việc tấn công "phá hủy hậu cần, mạng lưới tiếp tế và các kho đạn dược, cơ sở quân sự của Nga" với "mục đích là gây ra sự rối loạn trong hàng ngũ quân đội Nga", theo lời cố vấn tổng thống Ukraine là ông Podolyak, cũng buộc Nga phải điều chỉnh lại chiến thuật quân sự ở Ukraine để đối phó.

Điều này cũng tạo ra khoảng trống nghỉ ngơi cho binh lính Ukraine chờ tiếp vận, vì Kiev hiểu rằng họ không thể làm gì nếu không nhận được sự trợ giúp vũ khí chính xác mới từ phương Tây, trong khi họ bị "lép vế" hoàn toàn so với quân Nga.

Tâm điểm Kherson

Ngoài ra, việc Ukraine chuyển hướng phản công sang phía nam, nơi có thành phố Kherson - thủ phủ của vùng, vốn bị quân Nga chiếm giữ vào đầu cuộc chiến - với 4 cây cầu bắc qua sông Dnipro là một địa điểm "ưa thích" cho pháo tầm xa phản kích của Ukraine, thật sự là một thay đổi đáng lưu ý. 

Đây cũng là khu vực mà phương Tây cho rằng Nga đang dự định tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 9 ở tỉnh Kherson và Zaporizhzhia nhằm "sáp nhập" vào Nga. Dĩ nhiên, Tổng thống Zelensky muốn chặn đứng điều này.

Tuy nhiên, kế hoạch bắt đầu bằng việc pháo kích phá vỡ các tuyến tiếp tế hậu cần như đường xe lửa, kho đạn dược, sân bay quân sự của Nga, rồi sau đó là một cuộc phản công của Ukraine nhằm giành lại lãnh thổ ở phía nam sẽ rất khó khăn cho Ukraine. 

Bởi quân Nga cũng đã kịp xây dựng ở đây các vị trí chiến đấu phòng thủ bao gồm nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bọc thép, nhiều bệ phóng tên lửa, pháo tự hành, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng không tinh vi và các hệ thống khác.

Việc Ukraine chủ động thay đổi chiến trường sang phía nam, nơi hệ thống bệ phóng pháo phản lực chính xác do Mỹ cung cấp đã phát huy tác dụng khi đánh sập cây cầu chiến lược do Nga sử dụng ở Kherson, về mặt nào đó đã làm giúp tăng tinh thần binh sĩ Ukraine trong bối cảnh Ukraine "co cụm" trước pháo binh Nga thời gian qua.

Mặc dù hiện tại quân đội Ukraine không thể lấy lại những vùng đất đã mất, nhưng ít nhất họ cũng làm chậm được bước tiến của quân Nga khi tiếp tục nhắm vào các cơ sở hậu cần Nga đang nắm giữ, buộc người Nga phải "ưu tiên bảo vệ" chúng và theo đó là phân tán bớt lực lượng.

Không dễ thay đổi cán cân quân sự

Các loại vũ khí tiên tiến tầm xa của phương Tây cũng như sự thay đổi chiến thuật kịp thời đã giúp Ukraine làm giảm phần nào ưu thế quân sự của Nga.

Dù vậy, việc thay đổi cán cân quân sự không dễ xảy ra trong thời gian ngắn khi quân Nga vẫn còn giữ thế thượng phong ở miền đông và nam Ukraine. Điều này cũng có nghĩa cuộc chiến sẽ còn dài, trước khi Ukraine có thể phản công.

Lực lượng Ukraine đẩy mạnh chiến lược đánh du kích ở các khu vực do Nga kiểm soát

TTO - Theo cựu thị trưởng Melitopol, các nhóm du kích thân Kiev nhắm đến 3 mục tiêu ở các khu vực do Nga kiểm soát: phá hủy vũ khí của Nga, đe dọa những người Nga hoặc thân Nga, cuối cùng là chỉ điểm vị trí của quân Nga.

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar