23/11/2018 21:29 GMT+7

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định

TẤN LỰC
TẤN LỰC

TTO - Những hiện vật gốm cổ Champa Bình Định được phát hiện có chế tác tinh xảo đầy tính nghệ thuật, thể hiện kỹ nghệ sản xuất gốm đỉnh cao ngay từ thế kỷ IV-VI.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 1.

Khách tham quan được giới thiệu các hiện vật gốm trang trí kiến trúc - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 23-11, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) khai mạc triển lãm gốm Champa Bình Định tại Đà Nẵng. Triển lãm trưng bày gần 80 hiện vật, gồm 3 loại hình: gốm trang trí kiến trúc, gốm trang trí kiến trúc đền tháp và gốm gia dụng tráng men khai quật trong các khu lò gốm cổ Champa Bình Định.

Trong đó, hiện vật có niên đại sớm nhất là bộ sưu tập gốm đất nung trang trí kiến trúc, các ngói âm dương, đầu ngói ống khai quật tại di tích Thành Cha có niên đại thế kỷ IV-VI. Bộ sưu tập phù điêu gốm đất nung trang trí kiến trúc đền tháp như: voi, sư tử, kala, tai lửa từ niên đại thế kỷ XII khai quật tại phế tích Lai Nghi, tháp Bánh Ít.

Ngoài ra, có những hiện vật xuất hiện muộn hơn như bộ sưu tập gốm tráng men độc đáo đã từng xuất hiện trên thị trường thế giới trong giai đoạn thế kỷ XIV-XV.

Bình Định là vùng đất lịch sử gắn liền với vương quốc Champa thời kỳ Vijaya. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam. Do đó, hệ thống di sản văn hóa Champa ở Bình Định rất phong phú, đa dạng bao gồm thành lũy, đền tháp, cảng thị và các khu sản xuất gốm.

Các hệ thống sản xuất gốm lớn của vương triều Champa tại Bình Định được phát hiện tại Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me (huyện An Nhơn), Gò Hời, Gò Ké, Gò Giang (huyện Tây Sơn). Phát hiện cho thấy các khu lò gốm này đều nằm dọc đôi bờ sông Côn, có lịch sử phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, trong giai đoạn thịnh trị nhất của vương triều Vijaya.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 30-12-2018.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 2.

Góc trưng bày các mẫu vật gốm trang trí kiến trúc đền tháp - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 3.

Một đầu ngói ống lợp diềm mái trang trí mặt sư tử tinh xảo có niên đại sớm từ khoảng thế kỷ IV-VI tại di tích Thành Cha - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 4.

Phù điêu voi bằng đất nung niên đại từ thế kỷ XII được khai quật từ phế tích tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 5.

Đầu ngói hình cánh hoa sen có niên đại khoảng thế kỷ XII - XIII phát hiện tại di tích Thành Cha - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 6.

Bức phù điêu Kala từ thế kỷ XII khai quật tại phế tích tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 7.

Phù điêu sư tử cực kỳ tinh xảo khai quật tại tháp Lai Nghi - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 8.

Chiếc bình gốm men có hoa văn độc đáo niên đại khoảng thế kỷ XIV - XV khai quật tại thành Đồ Bàn - Ảnh: TẤN LỰC

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp gốm cổ Champa Bình Định - Ảnh 9.

Chiếc đĩa gốm men ngọc niên đại thế kỷ XIV - XV phát hiện tại lò gốm Gò Sành - Ảnh: TẤN LỰC

TTO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ký gửi văn bản hỏa tốc chỉ đạo khẩn cấp khai quật tàu cổ bị đắm ở vùng thuộc biển Dung Quất (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).

TẤN LỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar