02/06/2017 08:00 GMT+7

​Chiếc nón bằng xơ dừa chinh phục Business ideas 2017

THU THẢO
THU THẢO

TTO - Chiếc nón độc đáo này giá cả cạnh tranh với những dòng sản phẩm sẵn có trên thị trường, đồng thời mang nhiều ưu điểm: không độc hại, công đoạn sản xuất ngắn, bắt kịp xu hướng thế giới - chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên, góp phần làm phong phú hình ảnh - sản vật đặc trưng của Việt Nam.

Nón làm từ xơ dừa từ ý tưởng ban đầu

Đó là những đánh giá của ban giám khảo Business ideas 2017 dành cho sản phẩm đoạt ngôi quan quân đến từ ý tưởng của chàng sinh viên Nguyễn Phúc Sang, sinh viên năm nhất khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế tài chính TP.HCM.

Biến phế phẩm thành “hàng độc” 

Phúc Sang quê Bến Tre, gia đình chuyên làm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa. Ý tưởng làm nón từ xơ dừa cũng bắt nguồn từ một lần Sang phụ giúp ba mẹ. “Trong khi chuyển đồ, mình làm rớt ly xơ dừa. Thấy cái ly úp xuống nhìn y chang chiếc nón, lúc đó mình chợt lóe lên suy nghĩ về việc ép thử xơ dừa thành nón” - Sang cho biết.

Ban đầu khi Sang nói về ý định này, ai cũng cười, cho rằng đó là điều “không tưởng” vì xơ dừa vốn khó kết dính, lại dễ gây ngứa nếu đội trên đầu. Bắt tay vào ép nón, Sang gặp vô số khó khăn: không có khuôn ép chuyên dụng, chưa tìm ra công thức, tỉ lệ keo - xơ dừa phù hợp nên thành phẩm thường xuyên bị cháy, hỏng, lem màu. 

Tuy nhiên, những khó khăn đó không làm nhụt chí chàng sinh viên trẻ đầy đam mê này. Đi học cả tuần nhưng cuối tuần nào Sang cũng tranh thủ về Bến Tre, cặm cụi cả ngày lẫn đêm thử nghiệm, điều chỉnh lại tỉ lệ, cách thức ép xơ dừa. Sau nhiều lần thử - thất bại, thử - thất bại, cuối cùng Sang cũng cho ra một chiếc nón xơ dừa ưng ý. 

Nguyễn Phúc Sang trình bày dự án nón làm từ xơ dừa

Ở Bến Tre, xơ dừa rối thường dùng để bón cây, cải tạo đất. Làm xơ dừa rối phải qua nhiều khâu: lột xơ dừa, phơi, đánh tơi, phơi... Một số công đoạn gây bụi bẩn, độc hại cho người lao động. Chưa kể, giá thành 1kg xơ dừa rối rất thấp: chỉ 3000 - 4000 đồng.

Một lượng lớn xơ dừa không qua chế biến thì bị thải ra môi trường, gây ô nhiễm, mất mỹ quan, thậm chí là nguy cơ bệnh dịch. Phúc Sang tìm hiểu và khảo sát thị thường rất kỹ, càng thêm nung nấu quyết tâm dùng xơ dừa làm nón - phát triển một sản phẩm có giá trị hơn, mang lại nguồn thu cao hơn. 

Nón xơ dừa có thể vươn ra thế giới 

Trong cuộc thi Business ideas 2017 vừa tổ chức tại UEF, Nguyễn Phúc Sang đã gây ấn tượng mạnh với chiếc nón làm từ xơ dừa đầy mới mẻ, độc đáo của mình trước ban giám khảo - những CEO thành công từ dự án khởi nghiệp của chính bản thân.

Nón có giá cả cạnh tranh với những dòng sản phẩm sẵn có trên thị trường, đồng thời mang nhiều ưu điểm vượt trội: không độc hại, công đoạn sản xuất ngắn - phù hợp với dây chuyền sản xuất công nghiệp, không đòi hỏi lao động tay nghề cao, bắt kịp xu hướng thế giới - chuộng các sản phẩm từ thiên nhiên, làm phong phú hình ảnh - sản vật đặc trưng của đất nước...

Bên cạnh đó, Phúc Sang cũng trình bày chi tiết kế hoạch quảng bá, phân phối, mở rộng kinh doanh... sản phẩm nón xơ dừa. 

Với nón làm từ xơ dừa, Nguyễn Phúc Sang giành cúp vô địch Business ideas 2017

Ông Trần Hữu Đoàn - CEO công ty Gia Cát, cũng là người hướng dẫn Phúc Sang thực hiện đề tài, đánh giá rất cao độ khả thi, triển vọng xuất khẩu của dự án. Có đến bốn đại diện doanh nghiệp khẳng định có thể hỗ trợ, đầu tư phát triển sản phẩm của Phúc Sang. Chàng trai Bến Tre xuất sắc giành cúp vô địch và trở thành quán quân Business ideas 2017.

“Sang sẽ đăng ký bản quyền sớm, sau đó tiếp tục cải tiến mẫu mã nón xơ dừa đa dạng, bắt mắt hơn, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh để chuẩn bị cho những bước tiến dài hơi trong tương lai” - chàng trai Bến Tre bật mí. 

Sang cũng bày tỏ mong mỏi sau khi hoàn tất việc học tại UEF, với kiến thức, kỹ năng đạt được sẽ trở về làm giàu trên chính quê hương Bến Tre, góp sức thổi một làn gió mới vào ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Bắt nguồn từ cuộc thi CEO tiềm năng, Business ideas 2017 là sân chơi học thuật dành cho sinh viên UEF diễn ra từ tháng 3-2017. Cuộc thi thu hút hơn 70 ý tưởng, đề tài tham gia dự thi từ những ngày đầu phát động. Chiến thắng tại Business ideas 2017, dự án “Nón làm từ xơ dừa” của Nguyễn Phúc Sang sẽ cùng với sáu đề dự án khởi nghiệp khác của sinh viên UEF góp mặt tại vòng bán kết cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp TP.HCM năm 2017” tổ chức vào tháng 6-2017.
THU THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar