07/03/2023 21:00 GMT+7

Chiếc máy ảnh hơn 40 năm còn nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn của nhà báo Takano Isao

Hình ảnh chiếc máy ảnh cũ kỹ, với đầy vết sứt sẹo, bụi đất Lạng Sơn như lúc nó được tìm thấy bên thi thể nhà báo Takano Isao trong lễ tưởng niệm 44 năm ngày mất của nhân chứng quả cảm này khiến ai ai cũng xúc động.

Chiếc máy ảnh hơn 40 năm còn nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn của nhà báo Takano Isao - Ảnh 1.

Nhà báo Ngô Minh Đạo - người tham gia cùng đoàn với nhà báo Takano đến mặt trận Lạng Sơn và chứng kiến ông hy sinh - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ tưởng niệm nhà báo nước ngoài duy nhất hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tại Lạng Sơn năm 1979 Takano Isao đã được Khoa Việt Nam học và tiếng Việt (Đại học Quốc gia Hà Nội) và hội những người bạn Nhật Bản tổ chức ngày 7-3 tại Hà Nội.

Lễ tưởng niệm đúng ngày nhà báo - nhân chứng quả cảm này hy sinh 44 năm trước, khi mới 36 tuổi.

Takano Isao là cựu sinh viên của khoa Việt Nam học và tiếng Việt, một dịch giả văn học Việt Nam.

Takano Isao và những ân tình ở lại

Buổi tưởng niệm diễn ra đơn sơ nhưng cảm động, với những người bạn Nhật Bản biểu diễn những bản nhạc Nhật và Việt Nam bằng cây sáo trúc xứ sở Mặt trời mọc, và không thể thiếu bài Diễm xưa của Trịnh Công Sơn vốn rất nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào.

Đặc biệt, những thước phim tư liệu cuối cùng do Takano Isao ghi tại chiến trường Lạng Sơn và hình ảnh lễ tang trọng thể của ông tại Việt Nam, do nhà báo Hoàng Tùng (tổng biên tập báo Nhân Dân lúc bấy giờ) đọc điếu văn và lễ tang của ông tại quê nhà do Đảng Cộng sản Nhật Bản tổ chức sau đó do vợ nhà báo cung cấp.

Khi những thước phim được trình chiếu, nhiều bạn trẻ dự lễ tưởng niệm đã rơi nước mắt trước một trái tim nhà báo dũng cảm mà cái chết đã trở thành nhân chứng quả cảm về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của người Việt Nam.

Câu chuyện về buổi chiều cuối cùng của Takano Isao do những nhân chứng là nhà báo Ngô Minh Đạo và người lái xe Hoàng Kiến Tước kể lại cũng gây cảm xúc tương tự.

Chiếc máy ảnh hơn 40 năm còn nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn của nhà báo Takano Isao - Ảnh 3.

Chiếc máy ảnh của Takano Isao còn bám nguyên bụi đất của chiến trường Lạng Sơn 44 năm trước - Ảnh: T.ĐIỂU

Nhưng gây cảm xúc nhất có lẽ vẫn là chiếc máy ảnh đã ở bên Takano Isao tới giây phút cuối cùng trên chiến trường mà vợ nhà báo đã kịp gửi đến với lễ tưởng niệm.

Trên chiếc máy ảnh, vẫn còn đầy vết sứt sẹo, dính nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn 44 năm trước. 

Những bụi đất đã theo từ Việt Nam sang quê hương Nhật Bản của nhà báo suốt mấy thập kỷ, rồi lại về Việt Nam trong những chuyến theo bước chân tìm về lịch sử không thể nào quên. 

Chiếc máy ảnh, cũng như ông, đã chứng kiến bao đổi thay ở cả Việt Nam và Nhật Bản suốt hơn 40 năm qua.

Chiếc máy ảnh hơn 40 năm còn nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn của nhà báo Takano Isao - Ảnh 5.

Tác giả Đoàn Lê Giang và cuốn sách ông làm cùng học trò cũ như món quà để trả ơn nhà báo Takano Isao - Ảnh: T.ĐIỂU

Trả ơn nhân chứng quả cảm

Tại buổi tưởng niệm, bản tiếng Việt cuốn sách về nhà báo Takano Isao có tên Nhà báo Nhật Bản Takano Isao - Nhân chứng quả cảm, do Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch, biên soạn và tuyển chọn cũng chính thức ra mắt.

PGS.TS Đoàn Lê Giang chia sẻ với Tuổi Trẻ Online niềm xúc động khi đã cùng người học trò cũ của mình hoàn thành cuốn sách như một ân tình ông muốn trả cho người đã hy sinh thân mạng cho sự thật và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.

Nhắc đến bài hát Takano - Nhân chứng quả cảm do nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác ngay khi nhà báo hy sinh, ông Giang nói đó chính là bài hát cảm động suốt thời tuổi trẻ và sinh viên của ông cũng như của bao người Việt Nam.

Bài hát kết hợp giữa điệu hát then của vùng đất Lạng Sơn với những giai điệu âm nhạc truyền thống Nhật Bản, đã nhanh chóng lan xa khắp cả nước, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên lúc bấy giờ.

Chiếc máy ảnh hơn 40 năm còn nguyên bụi đất chiến trường Lạng Sơn của nhà báo Takano Isao - Ảnh 6.

Tác giả Đoàn Lê Giang (bìa phải) và những người bạn Nhật Bản tặng sách về Takano Isao cho hai nhân chứng là nhà báo Ngô Minh Đạo và ông Hoàng Kiến Tước - Ảnh: T.ĐIỂU

Thư viết từ Hà Nội và Nhân chứng quả cảm: Một thời làm báo trong veo

Sống cùng sự kiện luôn là một ước mơ của những người làm báo. Và khi cơ hội ấy đến, đam mê của nghề trỗi dậy như san bằng hết khó khăn. Nhất là khi đam mê ấy được đi cùng với tuổi thanh xuân. Nhất là khi sự kiện ấy lại đi cùng lịch sử.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar