13/03/2022 08:25 GMT+7

Chi tiền tỉ mời giáo sư về trường chuyên: Vấn đề không phải là tiền

THẢO THƯƠNG
THẢO THƯƠNG

TTO - UBND tỉnh Hòa Bình vừa trình lên HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết thu hút, khuyến khích giáo viên công tác tại Trường THPT chuyên với nội dung hỗ trợ 1 tỉ đồng cho giáo sư, phó giáo sư và 300 triệu đồng cho tiến sĩ cam kết công tác trong 10 năm.

Chi tiền tỉ mời giáo sư về trường chuyên: Vấn đề không phải là tiền - Ảnh 1.

Học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) - Ảnh: Fanpage nhà trường

TS Nguyễn Kim Dung - viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Nam Việt - đánh giá trước hết phải nói về mặt tích cực của chính sách. Nó thể hiện một tỉnh chú trọng đãi ngộ thu hút đội ngũ có học hàm, học vị cao.

Không phù hợp lắm với thực tế

Tuy nhiên, theo bà Dung, chính sách không phù hợp lắm với tình hình hiện nay bởi các lý do:

Thứ nhất, đối với THPT chuyên, chức năng là để bồi dưỡng nhân tài, định hướng học sinh chọn lĩnh vực phát triển trong tương lai, bên cạnh nhiệm vụ có nhiều học sinh giỏi mang thành tích cho trường. Xét chức năng này, lực lượng giảng dạy có thể thạc sĩ, tiến sĩ hoặc người đáp ứng yêu cầu. Trường chuyên cần người có thể có giáo sư, phó giáo sư càng tốt nhưng không bắt buộc.

Thứ hai, chính sách chưa thuyết phục lắm. Đãi ngộ 1 tỉ đồng hay 300 triệu đồng không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi phải tạo ra môi trường học thuật, lĩnh vực họ nghiên cứu chuyên sâu. Ví dụ giáo sư toán học phải đi vào nghiên cứu, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho tương lai chứ không phải dạy học sinh THPT.

Thứ ba, chức năng trường chuyên có thể tạo nghiên cứu, hướng dẫn học sinh vào mảng thi học sinh giỏi. Đặc trưng này không phải là điểm mạnh của giáo sư, phó giáo sư. Giải một đề toán, đề văn, phát huy năng khiếu phải là người hướng về năng lực giảng dạy hơn năng lực nghiên cứu.

"Đưa ra chính sách là nỗ lực lớn của tỉnh nhưng phải hướng tới môi trường, đặc trưng và chức năng THPT chuyên, khả năng đóng góp của giáo sư và phó giáo sư. Vấn đề không phải là tiền mà chính sách về lâu dài. Đưa ra cam kết 10 năm nhưng trong 10 năm đó cần làm là gì, thêm những biện pháp, chế độ đãi ngộ, môi trường thế nào... mới quan trọng" - bà Dung nhấn mạnh.

Thu hút giáo viên THPT có tài thì đúng hơn

Tương tự, giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân cho rằng để thu hút người tài là giáo sư, phó giáo sư về trường đại học thì có thể được, hợp lý.

"Môi trường THPT mà cần đến cả những người có hàm giáo sư, phó giáo sư là không cần thiết. Chắc gì khi họ đứng lớp dạy tốt hơn giáo viên trường THPT. Môi trường này cần người tài ở cơ sở giáo dục khác đưa về. 

Chẳng hạn, họ là nhà giáo có thành tích trong dạy học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực... Dùng chế độ này để thu hút hơn nữa giáo viên có tài về THPT chuyên thì đúng hơn. Đồng thời đãi ngộ để khuyến khích, động viên tinh thần của giáo viên dạy đã tốt thì càng tốt hơn nữa" - giáo sư Dân nói.

Tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc - nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cũng nhận định: 

"Giáo sư, phó giáo sư là chức vụ khoa học, chỉ sử dụng gắn liền trong công tác nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Họ chỉ làm việc ở môi trường đại học là phù hợp và hiệu quả. 

Với giáo sư và phó giáo sư, đối tượng là những nghiên cứu lớn thì làm sao có thể dạy tốt THPT, dạy cho học sinh dưới 18 tuổi được. Còn cử nhân, thạc sĩ là giáo viên thì dạy học trong trường THPT sẽ phát huy rất tốt công việc của mình".

Không phải cứ học hàm, học vị cao là dạy giỏi

Giáo sư, phó giáo sư là học hàm - một chức danh khoa học ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu. Công việc của họ thường là nghiên cứu và giảng dạy ở đại học, sau đại học hoặc lĩnh vực trong chuyên môn.

Theo quy định, giáo sư và phó giáo sư được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học - công nghệ, xây dựng các chương trình, đề án phục vụ công tác quản lý và các điều kiện cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong khi để dạy tốt ở bậc phổ thông cần những giáo viên trẻ giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo, hòa đồng với học sinh về tâm sinh lý lứa tuổi và vững nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên trường chuyên cần người giỏi kiến thức môn chuyên, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên, đủ khả năng hoàn thành việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức môn học cho học sinh.

Trên thực tế, bậc học nào có giáo viên bậc đó. Các trường sư phạm cũng đào tạo giáo viên chuyên sâu từng ngành học: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học... Hầu hết giáo viên bậc THPT đều thừa nhận nếu được phân công dạy bậc tiểu học thì họ không thể dạy tốt được. Ít giảng viên đại học nào, thậm chí người có học hàm giáo sư và phó giáo sư, dám tự tin bảo rằng "tôi có khả năng dạy tốt ở bậc phổ thông".

Vì dạy học là nghệ thuật, không phải cứ học hàm, học vị cao là dạy giỏi, dạy tốt. Không phải cứ giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên sẽ phát huy được năng lực của học sinh.

Rõ ràng môi trường làm việc của các giáo sư, phó giáo sư chỉ phù hợp với trường đại học, các viện nghiên cứu chứ không phải các trường THPT. Do vậy, sẽ hiếm có giáo sư, phó giáo sư nào chấp nhận cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên ở trường chuyên vì chưa chắc họ sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình ở đó.

Còn nếu cho rằng "trường chuyên chưa có giáo viên trình độ giáo sư, phó giáo sư gây khó khăn trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực" rồi dùng ngân sách tiền tỉ thu hút nhân lực trình độ cao "luyện gà chọi" là lãng phí và không thực tế. Việc này cũng không giúp địa phương đạt mục tiêu đưa giáo dục mũi nhọn cũng như giáo dục đại trà phát triển được.

TRẦN HUỲNH

Thăm dò ý kiến

UBND tỉnh Hòa Bình vừa trình dự thảo thu hút giáo viên có trình độ về trường THPT chuyên với mức 1 tỉ đồng/người đối với giáo sư, phó giáo sư và 300 triệu đồng/người đối với tiến sĩ. Bạn:

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Hòa Bình hỗ trợ 1 tỉ đồng cho giáo sư, phó giáo sư về dạy ở trường chuyên

TTO - Ông Nguyễn Văn Chương, phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, xác nhận đã trình dự thảo nghị quyết chế độ thu hút, khuyến khích giáo viên công tác tại trường THPT chuyên lên HĐND, đợi kỳ họp sắp tới để thông qua.

THẢO THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và Ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Dự kiến từ ngày 1-6, Thanh tra Chính phủ sẽ chính thức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, khi không còn Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thanh tra Chính phủ sẽ đảm nhiệm thanh tra lĩnh vực giáo dục

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội năm nay tăng khoảng 6.000 thí sinh so với năm ngoái. Trung bình một thí sinh đăng ký khoảng 3,1 bài thi.

Gần 17.500 thí sinh thi đánh giá năng lực 'tranh suất' vào trường sư phạm

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar