15/09/2007 11:00 GMT+7

Chỉ số sẵn sàng phát triển, ứng dụng CNTT: Bộ GD-ĐT và TP.HCM dẫn đầu

KHIẾT HƯNG
KHIẾT HƯNG

TTO - Bộ GD-ĐT và TP.HCM là hai đơn vị dẫn đầu về việc sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng CNTT lần lượt theo xếp hạng chung cho nhóm 34 bộ, cơ quan ngang bộ và nhóm 64 tỉnh, thành.

Phóng to
Việc cung cấp giáo trình điện tử lên mạng Internet đã góp phần đưa Bộ GD-ĐT trở thành cơ quan dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng CNTT-TT.

Đứng cuối cùng của hai nhóm này là Ban Tôn giáo Chính phủ và tỉnh Hà Giang.

Đó là thông tin mới nhất về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam năm 2006 (ICT Index 2006).

ICT Index 2006 được xếp hạng dựa trên nhiều chỉ tiêu nhỏ thuộc các nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT; hạ tầng nhân lực CNTT-TT; ứng dụng CNTT-TT; môi trường tổ chức - chính sách. Riêng nhóm các tỉnh, thành có thêm chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh CNTT-TT.

Khác với đánh giá trước đây, chỉ tiêu cung cấp dịch vụ công trên Internet cho người dân được đặc biệt chú trọng trong lần xếp hạng năm 2006. Chính vì vậy, bảng xếp hạng chứng kiến sự nhảy vọt của nhiều đơn vị nhờ đạt điểm cao về chỉ tiêu này.

Nhóm các Bộ, cơ quan ngang Bộ: sự đổi ngôi thú vị

Tại nhóm các bộ, cơ quan ngang bộ, đáng chú ý trong bảng xếp hạng chung là sự nhảy vọt của Bộ GD-ĐT khi leo từ hạng 25 năm 2005 lên hạng 1 năm 2006.

Vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thuộc về Bộ Tài chính. Cơ quan này đứng hạng 3 năm 2005 nhưng đã chiếm ngôi của Bộ Bưu chính - viễn thông (nay là Bộ Thông tin truyền thông) và “đánh” bật bộ này xuống vị trí thứ 4.

Bộ Thương mại (nay sáp nhập với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương) đứng thứ nhất bảng xếp hạng năm 2005 đã bị đẩy xuống vị trí thứ 3 trong năm 2006.

Thanh tra Chính phủ là đơn vị không có tên trong bảng xếp hạng năm 2005 đã được xếp hạng 5 trong năm 2006.

Các hạng từ thứ 6 đến thứ 10 lần lượt thuộc về các đơn bị gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên – môi trường, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch – đầu tư, Bộ Công nghiệp (nay sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương).

Ngoài Bộ GD-ĐT, top 10 năm 2006 chứng kiến sự chiếm ngôi ngoạn mục của nhiều đơn vị như Bộ Tài nguyên- môi trường (từ hạng 14 lên 7), Bộ Công nghiệp (từ hạng 20 lên 10), Bộ Kế hoạch - đầu tư (từ hạng 13 lên 9).

Các bộ khác có sự nhảy vọt gồm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (từ hạng 26 lên 11), Bộ Thủy sản (nay sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - từ hạng 24 lên 15), Uỷ ban Dân tộc (từ hạng 21 lên 16), Bộ Lao động, thương binh và xã hội (từ hạng 23 lên 17).

Trái ngược với những đơn vị có sự tiến bộ về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT là nhiều đơn vị “rơi” tự do khá nhiều bậc. Bộ Giao thông vận tải từ vị trí thứ 4 tụt xuống vị trí 14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ hạng 6 xuống hạng 22. Bộ Tư pháp từ hạng 7 xuống hạng 13. Tổng cục Du lịch từ hạng 8 xuống hạng 12. Viện Khoa học – công nghệ VN từ hạng 12 xuống hạng 20. Thảm hại nhất là Bộ Xây dựng khi “rơi” từ hạng 9 xuống hạng 28, Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) từ hạng 11 tụt xuống hạng 26.

Bản lĩnh TP.HCM

Trong nhóm 64 tỉnh, thành, các hạng 1 và 2 không thay đổi so với năm 2005. TP.HCM vẫn chứng tỏ là đơn vị tiên phong trong cả nước về phát triển, ứng dụng CNTT-TT khi tiếp tục giữ vững ngôi vị thứ nhất, xếp tiếp sau là Hà Nội.

Phóng to
Website của UBND TP.HCM là một trong những website dẫn đầu về cung cấp dịch vụ công cho người dân.

Nếu xét theo từng chỉ tiêu thì TP.HCM dẫn đầu ở 3 chỉ tiêu là ứng dụng CNTT-TT; sản xuất - kinh doanh CNTT-TT; môi trường tổ chức - chính sách và đứng thứ 2, thứ 3 ở các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT; hạ tầng nhân lực CNTT-TT.

Bình Dương và Thừa Thiên - Huế thực hiện một bước nhảy ngoạn mục từ hạng 16 và 12 lên hạng 3 và 4, đẩy hai địa phương xếp ở hai hạng này là Đà Nẵng và Cần Thơ xuống hạng 5 và 8.

Nếu tính sự thăng tiến theo chỉ số sẵn sàng ở các mức khá (từ hạng 1 - 20), trung bình (từ hạng 21 - 40), thấp (từ hạng 41 - 64) thì nhóm các tỉnh ở mức khá có 4 tỉnh, thành trước đó nằm ở nhóm trung bình gồm Phú Thọ (hạng 34 lên 11), Hưng Yên (hạng 38 lên 16), Nghệ An (hạng 37 lên 17), Bình Định (hạng 28 lên 18).

Ngược lại, có 1 tỉnh rơi từ nhóm khá trong năm 2005 xuống nhóm thấp trong năm 2006 là Hải Dương (từ hạng 18 xuống 45) và 5 tỉnh từ nhóm khá xuống nhóm trung bình là Lâm Đồng (hạng 8 xuống 22), Kiên Giang (hạng 20 xuống 25), Quảng Ninh (hạng 9 xuống hạng 29), Lào Cai (hạng 13 xuống hạng 31), Bình Thuận (hạng 17 xuống hạng 34).

Bảy địa phương rơi từ nhóm trung bình xuống nhóm thấp là Bến Tre (hạng 29 xuống 41), Ninh Bình (hạng 26 xuống 43), Gia Lai (hạng 39 xuống 44), Hà Tĩnh (hạng 23 xuống 51), An Giang (hạng 25 xuống 52), Bình Phước (hạng 22 xuống 56), Tiền Giang (hạng 30 xuống 57).

KHIẾT HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar