20/03/2021 11:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Các cuộc tuần hành phản đối bạo lực nhắm vào người gốc Á và thắp nến tưởng niệm 8 nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta, Georgia đã diễn ra tại một số thành phố lớn của Mỹ ngày 19-3.

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 1.

Các vụ tấn công thể chất, lăng mạ bằng lời nói và mới đây nhất là vụ xả súng ở Georgia đã khiến nhiều người gốc Á cảm thấy lạc lõng ở nơi họ xem là quê hương của mình. Trong ảnh: Một phụ nữ cầm biểu ngữ ghi thông điệp "Chúng tôi cũng là người Mỹ" như thể hiện sự chua chát của những người gốc Á khi bị phân biệt đối xử ở Mỹ - Ảnh: AFP

"Chúng tôi không phải virus", một người cầm theo biểu ngữ. "Chúng tôi cũng là người Mỹ mà", một biểu ngữ khác ghi, đầy chua chát ở quốc gia tự hào là hợp chủng quốc.

"Tâm lý thù hằn chủng tộc sẽ không có bến đỗ an toàn ở Mỹ. Tất cả chúng ta phải hợp sức để ngăn chặn tâm lý đó", Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh sau cuộc gặp với những người lãnh đạo cộng đồng gốc Á ở Georgia ngày 19-3. 

Đi cùng ông có Phó tổng thống Kamala Harris, nữ phó tổng thống gốc Á đầu tiên trong lịch sử Mỹ.

"Phân biệt chủng tộc là có thật ở Mỹ và nó luôn luôn như vậy. Chứng bệnh bài ngoại là có thật ở Mỹ và luôn luôn xảy ra. Phân biệt giới tính cũng vậy - bà Harris nhấn mạnh - Tổng thống và tôi sẽ không im lặng. Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi sẽ luôn lên tiếng chống lại bạo lực, tội ác xuất phát từ lòng căm thù và phân biệt đối xử ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó xảy ra".

Theo báo cáo của Stop Asian American Pacific Islander Hate (Stop AAPI Hate), tính từ ngày 19-3-2020 tới ngày 28-2-2021, tổ chức này đã ghi nhận được tổng cộng 3.795 vụ kỳ thị đối với người gốc Á trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng mạ, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến và các hình thức vi phạm quyền công dân.

Báo cáo cho thấy lăng mạ bằng lời nói chiếm phần lớn (68,1%), kế đến là né tránh (20,5%) và hành hung thân thể (11,1%). AAPI là thuật ngữ dùng để chỉ những người Mỹ đến từ lục địa Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Stop AAPI Hate được lập ra để vận động chấm dứt phân biệt đối xử nhắm vào nhóm AAPI.

Thống kê của Stop AAPI Hate cho thấy phụ nữ là nạn nhân bị kỳ thị nhiều gấp 2,3 lần so với nam giới. Trong khi đó người Trung Quốc là nhóm dân tộc bị kỳ thị nhiều nhất (42,2%), tiếp theo là người Hàn Quốc (14,8%) và Việt Nam (8,5%).

"Số vụ kỳ thị được báo cáo cho Stop AAPI Hate chỉ chiếm một phần nhỏ so với số thực sự xảy ra. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy người Mỹ gốc Á dễ bị phân biệt đối xử như thế nào và các kiểu kỳ thị mà họ phải đối mặt", báo cáo nêu rõ.

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 2.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhiều người Mỹ vẫn tin rằng dân gốc Á sẽ không bị ảnh hưởng lớn vì có điều kiện kinh tế - tài chính tốt. Trớ trêu thay, đó chính là một trong những định kiến mà người gốc Á đối mặt ở Mỹ. Trong ảnh: Một người Mỹ gốc Hàn Quốc kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng tộc và thù ghét người gốc Á ở New York ngày 19-3 - Ảnh: AFP

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 3.

Ellen Wu, giáo sư lịch sử tại Đại học Indiana, cho biết người gốc Á ở Mỹ từ lâu đã bị nhìn với định kiến Model Minority Myth (tạm dịch: Huyền thoại về nhóm thiểu số kiểu mẫu). Họ luôn được cho là những người thành công của xã hội, chăm chỉ làm ăn và tích cóp của cải nên vươn lên nhanh chóng, theo giáo sư Wu - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 4.

Trên thực tế vẫn còn nhiều người gốc Á sống chật vật, làm lụng vất vả để sống qua ngày ở Mỹ và không ít người đã bị đại dịch thổi bay tài sản góp nhặt suốt nhiều năm. Trong ảnh: Một người Mỹ da trắng thắp nến cầu nguyện cho một nạn nhân trong vụ xả súng ở Georgia, tại lễ tưởng niệm ở New York ngày 19-3 - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 5.

Người Mỹ gốc Á và người Mỹ da trắng cùng tham gia lễ tưởng niệm ở New York các nạn nhân trong vụ xả súng ở Georgia. 6/8 người thiệt mạng được cho là có gốc gác từ Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 6.

Biểu cảm của Tổng thống Mỹ Biden ngày 19-3 sau cuộc gặp với lãnh đạo các nhóm gốc Á ở Georgia để nghe những khó khăn và đe dọa mà họ đang đối mặt - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 7.

Giáo sư người Mỹ gốc Á Russell Jeung từ Trường ĐH bang San Francisco, người đồng sáng lập Stop AAPI Hate, cho rằng các vụ kỳ thị sẽ vẫn không giảm bớt trừ khi có hành động cụ thể. Trong ảnh: Người Mỹ ở New York tập trung trước lễ tưởng niệm các nạn nhân ở Georgia - Ảnh: AFP

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 8.

Bé Melanie Volanos, 9 tuổi, ở Los Angeles (bang California), viết thông điệp lên ôtô trước cuộc tuần hành bằng xe kêu gọi chấm dứt bạo lực nhắm vào người gốc Á ngày 19-3 - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 9.

Một người đàn ông trong trang phục người tu hành chắp tay cầu nguyện cho các nạn nhân ở Georgia trong lễ tưởng niệm tại New York ngày 19-3 - Ảnh: REUTERS

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 10.

Thống kê của AAPI cho thấy các doanh nghiệp là nơi diễn ra chủ yếu các vụ phân biệt đối xử (35,4%), tiếp theo là đường phố công cộng (25,3%) và công viên công cộng (9,8%). Kỳ thị trực tuyến chiếm 10,8% tổng số vụ. Có 1.691 trong tổng số vụ (44,56%) diễn ra ở California, 517 vụ (13,62%) ở bang New York.

Chỉ một năm, gần 4.000 vụ kỳ thị, người Mỹ gốc Á xuống đường - Ảnh 11.

Với dân số chiếm tới 5,6%, cộng đồng người gốc Á là nhóm cử tri đáng quan tâm ở Mỹ. Nhiều chính trị gia thuộc Đảng Dân chủ đã xuống đường, tham gia các cuộc tuần hành và chia sẻ với người gốc Á sau vụ xả súng ở Georgia. Trong ảnh: Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Đảng Dân chủ tham gia tuần hành với người gốc Á tại New York ngày 19-3 - Ảnh: AFP

Phía sau huyền thoại 'người gốc Á luôn giàu có' ở Mỹ

TTO - Không ít người xem San Francisco là một thiên đường thịnh vượng của người Mỹ gốc Á. Có ai ngờ huyền thoại về những con người vóc dáng nhỏ nhắn, giỏi tiết kiệm và thành công đã trở thành định kiến, ngăn những người khó khăn nhận được hỗ trợ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đây là câu hỏi gây chấn động đang được đặt ra giữa làn sóng tranh cãi về quyền công dân theo những chính sách mới.

Ông Elon Musk và ứng viên thị trưởng New York Zohran Mamdani có thể bị tước quốc tịch không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Tổng thống Trump thông báo sẽ bắt đầu gửi thư thông báo thuế cho các nước trong hôm nay, trước khi thời gian tạm hoãn thuế kết thúc.

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm, nhiên liệu sinh học, hàng không - vũ trụ và nông nghiệp mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng Malaysia đề xuất cơ chế hợp tác đánh bắt cá với Việt Nam

Đề xuất được Thủ tướng Malaysia nêu trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil.

Thủ tướng Malaysia đề xuất cơ chế hợp tác đánh bắt cá với Việt Nam

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ

Chuyến công tác Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra những cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nam Mỹ.

Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar