17/03/2015 08:30 GMT+7

​Chỉ là khác thời điểm

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Giữa Myanmar và Trung Quốc có đến 2.400km đường biên giới chung. Năm 2009, các tướng lĩnh Myanmar cầm quyền còn thân với Trung Quốc và được hậu thuẫn. Giờ thì tình hình đã khác...

Quân ly khai gốc Hoa trong căn cứ ở Kokang ngày 10-3 - Ảnh: Reuters

Cộng hòa liên bang Myanmar, đúng với tên gọi của mình, là một liên bang gồm 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Miến Điện (Burma) chiếm 68%, người Shan chiếm 9%, người Karen chiếm 7%, người Rakhine chiếm 4%, người Hoa chiếm 3%...

Đến thế kỷ 19, các nhóm dân tộc này sống riêng rẽ, sau đó bị người Anh đô hộ và biến thành một tỉnh của Anh đến tận năm 1937.

Đến năm 1948, Miến Điện (tên lúc đó) trở thành một quốc gia độc lập. Kết thúc chế độ thực dân, song chính sách “chia để trị” trước kia của nhà cầm quyền Anh lại tồn đọng khi giữa các dân tộc chính ở Myanmar thiếu sự gắn kết đủ để thật sự trở thành một quốc gia - dân tộc, nên vẫn còn trong sự phân hóa sắc tộc cùng phân hóa tôn giáo.

Sự không gắn kết này đã thể hiện qua thỏa hiệp Panglong ngày 12-2-1947 giữa tướng Aung San - “cha đẻ” của Miến Điện độc lập - với đại diện các dân tộc Shan, Chin và Kachin.

Theo đó, bang Kachin sẽ là một bang độc lập và các bang kia là những cương thổ, tự chủ hoàn toàn về mặt hành chính. Nhưng thực tế sau đó, với chế độ quân nhân kéo dài cho đến cuộc bầu cử quốc hội năm 2012, thỏa thuận trên đã không được thực thi.

Đến năm 2013, Chính phủ Myanmar mới tạm thời thỏa thuận hòa bình với 10/11 nhóm vũ trang sắc tộc. Nhóm từ chối chính là nhóm người gốc Hoa ở đặc khu Kokang trong bang Shan với tên gọi “Quân đội liên minh dân chủ dân tộc Myanmar” (MNDAA).

Vào tháng 8-2009 từng xảy ra giao chiến khi quân chính phủ tấn công quân MNDAA, khiến khoảng 30.000 dân Kokang di cư qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Lần đó Bắc Kinh chỉ yêu cầu Myanmar tự xử lý ổn thỏa các vấn đề nội bộ, giữ ổn định tại biên giới hai nước và bảo vệ công dân Trung Quốc tại đấy.

Sau sáu năm tạm lắng, cuộc đụng độ năm 2015 đã tái phát với việc quân ly khai gốc Hoa tấn công các tiền đồn quân chính phủ hôm 9-2, sang hôm sau thì nổ lớn cho tới nay, khiến 30.000-50.000 người di tản sang Vân Nam.

Lần này khác năm 2009, chiến sự bùng nổ là do quân ly khai người Hoa chủ động khai màn. Chính vì thế Bộ trưởng thông tin Myanmar U Ye Htut lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh chế ngự bất cứ viên chức địa phương nào có thể đang giúp đỡ phe Kokang từ bên kia biên giới (AFP, 16-3-2015).

Tuyên bố này được đưa ra sau khi phía Trung Quốc loan tin một quả bom đã được không quân Myanmar thả xuống lãnh thổ Trung Quốc, điều mà phía Myanmar phủ nhận.

Các cáo buộc và trả lời qua lại này cho thấy tình hình đã ra khỏi khuôn khổ của một cuộc đụng độ giữa các bên ở Myanmar. Đúng theo các kết luận mà giáo sư Erika Forsberg của Đại học Uppsala (Thụy Điển) đã rút ra trong nghiên cứu về “sự phân cực xã hội và xung đột sắc tộc” ở một số nước trong thời gian qua:

1/ Các nhóm sắc tộc và các cuộc xung đột sắc tộc thường có những hậu quả vượt quá biên giới nước đó.

2/ Khi một nhóm tham gia cuộc xung đột sắc tộc có quan hệ họ hàng với một nhóm người trong một nước láng giềng, nhóm này càng có khả năng được truyền cảm hứng để thách thức chính phủ và kết thúc bằng xung đột sắc tộc.

Quả thật, giữa Myanmar và Trung Quốc có đến 2.400km đường biên giới chung và người Hoa ở Kokang có quan hệ máu mủ với người Hoa bên kia biên giới.

Năm 2009, các tướng lĩnh Myanmar cầm quyền còn thân với Trung Quốc và được hậu thuẫn. Giờ thì tình hình đã khác. Nên đích thân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới sớm lên tiếng cứng rắn ngay hôm 15-3.

Myanmar hứa hợp tác điều tra

Theo Reuters, ngày 16-3 Myanmar đã bày tỏ “hết sức đau buồn” trước cái chết của năm người ở khu vực biên giới thuộc tỉnh Vân Nam mà Myanmar bị cáo buộc gây ra, đồng thời khẳng định đang hợp tác với phía Bắc Kinh để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Tờ Global New Light (Myanmar) dẫn một tuyên bố của chính phủ nhấn mạnh các bộ ngoại giao và quốc phòng hai nước đang trực tiếp liên lạc để mở một cuộc điều tra toàn diện, làm rõ xem liệu nhóm nổi dậy Kokang có dính líu tới vụ việc này hay không, vốn làm ảnh hưởng tiêu cực tới tình hữu nghị Myanmar - Trung Quốc cũng như gây bất ổn dọc đường biên giới giữa hai nước.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Ít nhất 1 người chết và 6 người khác bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7.

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Hình ảnh được cho là quay lén ông Netanyahu tại văn phòng lan truyền trên mạng, gây đồn đoán đây là “thông điệp cảnh cáo” từ Iran.

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã đáp xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil lúc 15h45 ngày 5-7 (giờ Việt Nam).

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Marcy Kaptur đã bị mời rời khỏi khung hình truyền hình, sau khi ngủ gật trong lúc hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries có bài phát biểu kéo dài 8 tiếng về dự luật mới.

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar