25/02/2020 17:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường, tại phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM, nhiều chị em lập nhóm tình nguyện may khẩu trang vải tặng tiểu thương, bà con phòng dịch.

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 1.

Cô Huỳnh Hảo, một thành viên ban điều hành khu phố ở phường Cầu Kho, tham gia may khẩu trang vải làm từ thiện - Ảnh: KIM THOA

Cầu Kho là vùng đất Sài Gòn xưa, toàn dân lao động. Nhưng chị em ở đây lại rất cập nhật tình hình để sống ý nghĩa.

Hơn nửa tháng nay, sâu trong những con hẻm nhỏ khu dân cư phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM sẽ thấy thấy từng tốp các bà, các chị tụm lại với nhau đo đo, cắt cắt. Tiếng máy may chạy đều cả những lúc nghỉ trưa.

Thành phẩm là những chiếc khẩu trang vải khéo léo được giặt, ủi sạch sẽ, thẳng thớm và bỏ vào bao nilông cẩn thận.

Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong phong trào “Khẩu trang vải, tải cả yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM phát động giữa thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và khẩu trang y tế khan hiếm, giá cả đội lên từng ngày, vượt quá khả năng chi trả của người lao động nghèo.

Vận động được nguồn tài trợ vải, hội phụ nữ phường huy động sự tham gia của các hội viên. Nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn từng được hội hỗ trợ học nghề, phương tiện sinh kế để làm ăn, nay nhiệt tình tham gia hoạt động ý nghĩa này như một cách "trả ơn" cho cộng đồng.

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 2.

Người biết may thì sử dụng máy may, những người khác phụ trách khâu kết quai khẩu trang - Ảnh: KIM THOA

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 3.

Khẩu trang sau khi may xong được giặt sạch, phơi khô rồi ủi thẳng, cho vào túi trước khi đem tặng - Ảnh: KIM THOA

Trong căn nhà số 35/85 Trần Đình Xu, quận 1, gần 10 phụ nữ tình nguyện đang ngồi làm khẩu trang.

Đây vốn là tiệm may nhỏ. Tận dụng máy may sẵn có, bà chủ tiệm hướng dẫn các bà, các chị trong khu phố cách may, ráp khẩu trang sao cho đẹp. Người nào biết đạp máy thì ngồi may. Những người còn lại phụ trách khâu kết quai, giặt, ủi, vô bọc.

Mọi người vừa làm, vừa gọi đùa đây là những chiếc khẩu trang của tình yêu thương. Bởi rất khác với những loại hàng bán ngoài chợ, khẩu trang ở đây làm ra có đường may cẩn thận, ôm vừa vặn khuôn mặt, quai đeo không làm đau tai, lớp lót bên trong luôn được làm từ loại vải mỏng mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt.

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 4.

Cô Trần Thị Hiền Trinh, làm nghề sửa quần áo, tham gia may khẩu trang vải tặng mọi người phòng dịch - Ảnh: KIM THOA

Ở một điểm tình nguyện khác tại địa chỉ TK 9/2 đường Võ Văn Kiệt, những ngày này cũng hết sức nhộn nhịp bởi có sự tham gia của nhiều người.

Đây là căn nhà chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết thuê để bán phụ liệu may mặc. Thấy phong trào ý nghĩa, chị Tuyết chấp nhận biến cửa tiệm thành nơi các bà, các chị tụ họp, ai rảnh được lúc nào thì ghé lúc đó để may khẩu trang.

Thành phần tham gia may rất đa dạng, từ cô giáo về hưu, bà nội trợ, chị bán tạp hóa cho tới cô bảo vệ dân phố cũng tranh thủ giờ cơm trưa chạy đến phụ giúp.

Điều đáng quý là nhiều người trong nhóm phụ nữ tình nguyện này có hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày phải vất vả mưu sinh.

Như cô Trần Thị Hiền Trinh, làm nghề sửa quần áo, tranh thủ lúc không có hàng khách gửi sửa, cô cũng nhiệt tình may khẩu trang từ thiện. Cô nói cảm thấy vui khi được góp sức mình cho việc chung.

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 5.

Khẩu trang làm xong được cán bộ Hội LHPN phường Cầu Kho, quận 1 mang tặng người dân trong phường - Ảnh: KIM THOA

Chị em đất Sài Gòn xưa rào rào may khẩu trang vải phát miễn phí - Ảnh 6.

Tặng khẩu trang và vận động các tiểu thương ở phường Cầu Kho, quận 1 đeo khẩu trang phòng bệnh dịch - Ảnh: THU TRANG

Chị Nguyễn Hoàng Thu Trang - phó chủ tịch Hội LHPN phường Cầu Kho - cho biết khẩu trang may xong được mang tặng cho các tiểu thương ở chợ, người bán hàng trong khu dân cư và người dân từng khu phố, vừa ngăn chặn nguy cơ lây lan của dịch bệnh, vừa góp phần xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Doanh nghiệp dệt may tặng 70.000 khẩu trang vải kháng khuẩn cho người dân

TTO - Trước tình hình khan hiếm khẩu trang y tế trên thị trường và dịch bệnh nCoV ngày càng diễn biến phức tạp, Công ty cổ phần Dệt may Huế đã sản xuất 70.000 khẩu trang vải kháng khuẩn tặng người dân trên địa bàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar