01/06/2019 09:06 GMT+7

Chết đuối - trách nhiệm người lớn ở đâu?

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TTO - Một đứa trẻ ra đi để lại những nỗi đau không thể bù đắp được cho gia đình và cộng đồng. Hàng ngàn đứa trẻ ra đi vì đuối nước mỗi năm để lại một câu hỏi lớn cho mỗi chúng ta: Trách nhiệm của người lớn ở đâu?

Chết đuối - trách nhiệm người lớn ở đâu? - Ảnh 1.

Tôi lớn lên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ nhỏ, tôi đã vẫy vùng ở ao hồ sông suối cùng chúng bạn. Chúng tôi đã cho chuồn chuồn cắn rốn, rồi ôm lấy những chiếc bè kết bằng cây chuối, ra sức đạp nước.

Một lần, khi trời mưa to, tôi cùng đứa bạn thân ôm xô thiếc bơi qua sông để qua cánh đồng bên kia bắt cua. Ra giữa dòng, nước chảy xiết cuốn phăng chiếc xô đi, còn chúng tôi chới với giữa dòng.

Khi đang sặc sụa nước, ngực đau thắt và mắt tối sầm, tôi được một cánh tay vững chãi túm lấy, kéo lên.

Bạn tôi và tôi may mắn thoát chết vì may lúc đó có người trông thấy chúng tôi. Nhiều đứa trẻ trong xóm tôi không may mắn như vậy. Chúng chỉ được lôi lên bờ khi đã trở thành những cái xác trắng nhợt, bụng căng cứng nước.

Tôi nghiệm ra rằng khi những đứa trẻ nghĩ rằng chúng đã biết bơi một chút nào đó, sự liều lĩnh khiến chúng có thể trả giá bằng sinh mạng của mình.

Sau này, khi sang các nước phát triển như Úc, Mỹ, Đức, Bỉ..., tôi nhận thấy ở các nơi ấy được người lớn cho làm quen với nước từ nhỏ và kỹ năng bơi lội được phát triển dưới sự giám sát của người lớn.

Từ thuở sơ sinh, trẻ em được cha mẹ thả vào bồn tắm, được tha hồ vẫy vùng, để được biết cách thư giãn cơ thể, thả người nổi trong nước.

Ở đa số các trường học, học sinh không những được rèn luyện thân thể qua việc bơi lội mà còn được học kỹ năng sống sót khi có nguy cơ , kỹ năng xử lý khi gặp người bị đuối nước.

Bơi lội là một phần không thể thiếu trong chương trình rèn luyện sức khỏe. Nếu trường nào không có hồ bơi, thầy cô thường đưa học trò ra các bể bơi công cộng.

Các bể bơi đó cũng thường xuyên có chương trình dạy bơi cho cộng đồng, cho cả người lớn và trẻ em. Nhiều gia đình biết kỹ năng cứu người gặp nạn khi đuối nước.

Ở Việt Nam, người ta thường đổ lỗi vào việc thiếu thốn cơ sở vật chất khiến trẻ em không có cơ hội học bơi từ nhỏ.

Nhưng không phải quốc gia đang phát triển nào cũng có con số trẻ em cao như ở nước ta: theo thống kê năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm, cao thứ hai trên thế giới.

Ở Bangladesh, nơi tôi từng sống và làm việc, nạn chết đuối cũng cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em mỗi năm. Nhưng ở đó, các chương trình phòng chống đuối nước đã đem lại kết quả đáng khích lệ.

Nghiên cứu của một dự án UNICEF cho thấy tỉ lệ chết đuối giảm 90% trong số các trẻ em từ 4 tuổi trở lên được học kỹ năng bơi lội an toàn (kỹ năng bơi lội, kỹ năng tự cứu mình và dùng các vật thể nổi để cứu những người bị nạn).

Với tình trạng chết đuối đáng báo động như ở Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ chúng ta cần có những giải pháp có sự tham gia của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội.

Ngoài việc được học các kỹ năng bơi lội an toàn, trẻ em cần được giám sát chặt chẽ hơn khi ở gần các nguồn nước gây nguy hiểm và cần luôn ghi nhớ hiểm họa chết đuối.

Những hiểm họa ấy cũng cần được người lớn loại bỏ bằng cách lấp những hố nước sâu, lập hàng rào, biển báo ở những nơi nguy hiểm.

Ở các gia đình, nhất là ở nông thôn, người lớn cần học kỹ năng bơi an toàn, học cách sơ cứu cho người bị nạn.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cũng nên được đẩy mạnh và đội ngũ những thầy cô giáo dạy bơi, đội ngũ những người có kỹ năng cứu nạn đuối nước cũng nên được tăng cường...

Một đứa trẻ ra đi để lại những nỗi đau không thể bù đắp được cho gia đình và cộng đồng. Hàng ngàn đứa trẻ ra đi vì đuối nước mỗi năm để lại một câu hỏi lớn cho mỗi chúng ta: Trách nhiệm của người lớn ở đâu?

Chúng ta sẽ làm gì để trả lời câu hỏi ấy?

TTO - Buổi dã ngoại của nhóm học sinh lớp 8 ở bờ đập Trại Xanh, huyện Yên Thành, Nghệ An phút chốc chìm trong tang tóc bởi 5 em ngã xuống vũng nước sâu, mãi không trở về…

NGUYỄN MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar