28/12/2024 17:51 GMT+7

Chế tạo găng tay phản hồi xúc giác, sinh viên Bách khoa giành giải nhất Sáng tạo trẻ 2024

Găng tay có khả năng đo lường chính xác chuyển động của từng ngón tay và lòng bàn tay, hỗ trợ tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Chế tạo găng tay phản hồi xúc giác, sinh viên Bách khoa giành giải nhất Sáng tạo trẻ 2024 - Ảnh 1.

Đội thi DNA Mechatronics trình diễn găng tay phục hồi chức năng tại vòng chung kết Sáng tạo trẻ năm 2024 - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Vượt qua 80 ý tưởng từ 400 sinh viên thuộc 15 trường đại học, đội DNA Mechatronics của Đại học Bách khoa Hà Nội (gồm Mai Bá Nghĩa, Tăng Hoàng Đức và Lê Đức Anh, sinh viên K66 Trường Cơ khí) đã góp mặt trong vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2024 và giành giải nhất với hệ thống phục hồi chức năng sử dụng công nghệ thực tế ảo.

Chế tạo găng tay từ khó khăn của chính mình

Chia sẻ tại vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2024, Mai Bá Nghĩa cho biết theo thống kê của Bộ Y tế, trên thế giới hiện có khoảng 2 triệu người suy giảm chức năng vận động. Tính riêng Việt Nam, số người bị suy giảm chức năng vận động chiếm 7%.

Tại Việt Nam, trong 40.000 người mới có 1 người làm trong lĩnh vực phục hồi chức năng, người bệnh còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận phục hồi chức năng, chưa có động lực trong việc tập luyện.

Kết quả có khoảng 80% người có nhu cầu phục hồi chức năng vẫn chưa được đáp ứng.

"Tôi cũng nằm trong số 7% người suy giảm chức năng vận động do một tai nạn giao thông cách đây 11 năm. Đến thời điểm hiện tại, tay trái của tôi vẫn chưa đáp ứng được những hoạt động thường ngày như những người bình thường.

Thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi đau của người bệnh gặp phải, cùng nhìn thấy những khó khăn trên, nhóm DNA Mechatronics của chúng tôi ra đời", Bá Nghĩa nói.

Phục hồi vận động cho những cánh tay

Chế tạo găng tay phản hồi xúc giác, sinh viên Bách khoa đoạt giải nhất Sáng tạo trẻ năm 2024 - Ảnh 2.

Găng tay phản hồi xúc giác có khả năng đo lường chính xác chuyển động của từng ngón tay và lòng bàn tay - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Theo Bá Nghĩa, nhóm DNA Mechatronics đã có ý tưởng thực hiện dự án cách đây 5 tháng, hoàn thiện sản phẩm trong 3 tháng.

Sản phẩm hệ thống phục hồi chức năng sử dụng công nghệ thực tế ảo gồm 2 phần: phần cứng gồm 1 găng tay phản hồi xúc giác và 1 chiếc kính thực tế ảo, phần mềm là môi trường ảo xây dựng trên phầm mềm Unity.

Với công nghệ cảm biến hiện tại, găng tay phản hồi xúc giác có khả năng đo lường chính xác chuyển động của từng ngón tay và lòng bàn tay, mở ra cách tiếp cận mới trong quá trình tập luyện vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Dữ liệu được phân tích trong thời gian thực giúp các bệnh nhân và chuyên gia theo dõi tiến độ phục hồi và có lộ trình cho các bài tập tiếp theo.

"Dự án này không chỉ dành cho các trung tâm trị liệu mà còn phù hợp để sử dụng tại nhà, giúp bệnh nhân giảm bớt gánh nặng nhân lực, những bài tập được thiết kế cá nhân hóa phù hợp với từng người bệnh.

Hiện tại ở thị trường Việt Nam các sản phẩm tương tự đang rất hiếm hoặc không có, do vậy sản phẩm này hứa hẹn rất nhiều tiềm năng trong hiện tại và tương lai. Nhóm dự kiến định giá khoảng 4 triệu đồng/sản phẩm (bao gồm găng tay, bộ cảm biến và phần mềm)", Bá Nghĩa nói.

Chế tạo găng tay phản hồi xúc giác, sinh viên Bách khoa đoạt giải nhất Sáng tạo trẻ năm 2024 - Ảnh 3.

Ba chàng trai nhóm DNA Mechatronics giành giải nhất cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2024 - Ảnh: NVCC

Chia sẻ về quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Tăng Hoàng Đức cho biết đây là đề tài mới, chưa có nhiều tài liệu tham khảo, cả đội gần như phải bắt đầu từ con số 0, vừa sáng tạo vừa đảm bảo tính ứng dụng thực tế.

"Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với đội là những lần chạy deadline để kịp tiến độ cuộc thi. Có thời điểm, sản phẩm tưởng chừng 'toang' ngay trước hạn nộp. Nhưng nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ và một chút may mắn, cả đội đã kịp thời khắc phục", Hoàng Đức chia sẻ.

Sau khi đoạt giải nhất tại cuộc thi Sáng tạo trẻ năm 2024, nhóm DNA Mechatronics cho biết sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng thêm các tính năng và thương mại hóa sản phẩm.

Sinh viên ở TP.HCM chế tạo robot y tá

Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhằm hỗ trợ tình trạng quá tải ở các bệnh viện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang không có chủ trương trên và yêu cầu các trường học khác trên địa bàn tỉnh tuyệt đối không được vận động, quyên góp tiền ngoài quy định.

Chấn chỉnh việc vận động kinh phí phục vụ kỳ thi tốt nghiệp tại Trường THPT Nguyễn Văn Tiếp

Chiếc ghe mang cả gia sản bị chìm, thầy cô ở Cần Thơ quyên góp hỗ trợ nữ sinh lớp 12

Chiếc ghe tạm bợ của gia đình em Song Xuân không may bị chìm. Xuân chỉ kịp với lấy cặp da của mình, còn tất cả gạo, đồ đạc, sách vở đều chìm trong nước.

Chiếc ghe mang cả gia sản bị chìm, thầy cô ở Cần Thơ quyên góp hỗ trợ nữ sinh lớp 12
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar