28/10/2024 10:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sinh viên ở TP.HCM chế tạo robot y tá

Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhằm hỗ trợ tình trạng quá tải ở các bệnh viện.

Sinh viên TP.HCM chế tạo robot y tá - Ảnh 1.

Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) chế tạo robot y tá - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhóm gồm năm bạn sinh viên Trần Vũ Gia Huy, Lê Nguyễn Trọng Đức, Lê Hà Thanh (ngành kỹ thuật cơ điện tử), Nguyễn Thành Thơ (ngành quản lý công nghiệp) và Vương Đình Thiên (ngành điện tử - viễn thông) đã chế tạo robot điều dưỡng tích hợp AIoT và tự động điều hướng có tên Florence.

Robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt bệnh nhân

Bạn Trần Vũ Gia Huy cho biết nhận thấy tình trạng quá tải ở các bệnh viện, thiếu hụt nhân lực y tế ở Việt Nam nên nhóm muốn tạo ra robot để cải thiện sự tương tác và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân.

"Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong thực tế có 20% y tá làm việc vượt khả năng, 30% lỗi phát thuốc do quy trình thủ công. Robot y tá Florence được thiết kế với các tính năng như tự động điều hướng, giao tiếp bằng giọng nói và thu thập dữ liệu bệnh nhân, giúp hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.

Robot được cấu thành từ các bộ phận cơ khí và điện. Về phần cơ khí nhóm sử dụng khung thép và phần vỏ nhựa, phần điện bao gồm các vi điều khiển, máy tính nhúng cùng các loại động cơ để robot di chuyển và cảm biến để tự động điều hướng, tránh vật cản" - Gia Huy nói.

"Robot được nhóm mô phỏng như con người thực thụ, cao 1,5m và nặng 70kg. Robot có các bộ phận như chip AI giao tiếp giọng nói, màn hình tương tác, tự động điều hướng, ba lô vận chuyển, khớp tay, khuôn mặt, tích hợp thiết bị y tế để đo lường chỉ số để hỗ trợ bệnh viện.

Nhóm cũng ứng dụng các môn như kỹ thuật điều khiển, trang bị điện, vẽ kỹ thuật cơ khí, robotics, thị giác máy tính và lập trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng tự học thêm các kỹ năng cần thiết khác cho các chức năng của robot như lập trình nâng cao để làm AI, giao tiếp bằng giọng nói và lập trình IoT để truyền tải dữ liệu" - bạn Vương Đình Thiên chia sẻ.

Dễ dàng sử dụng

Bạn Lê Nguyễn Trọng Đức bộc bạch: "Nhóm đã tối ưu giao diện để người bệnh dễ dàng sử dụng, các y bác sĩ chỉ cần bấm vào các biểu tượng trên màn hình thì robot sẽ tự động di chuyển, ghi nhớ bản đồ và tự động giao tiếp khi gặp bệnh nhân.

Robot nếu được thương mại hóa sẽ có giá thành thấp 1/5 so với robot nhập khẩu từ nước ngoài. Robot còn được thiết kế các chức năng sao cho phù hợp với đặc tính của bệnh nhân Việt Nam, giao tiếp bằng giọng nói thích hợp cho người già và cả trẻ em, chăm sóc 24/7, hiểu được văn hóa và phong tục tập quán của người Việt".

Theo bạn Nguyễn Thành Thơ, nhóm đã dành thời gian đi thực tế bệnh viện, hỏi thăm các y bác sĩ, liên tục thử nghiệm, nghiên cứu giải mã trên nhiều bản mẫu, linh hoạt các phương án, phối hợp với nhau giữa các khoa để đưa ra góc nhìn đa dạng về kỹ thuật và thị trường.

"Sắp tới nhóm sẽ cải tiến sản phẩm, tối ưu thiết kế và khả năng di chuyển thông minh của robot để phù hợp với không gian và yêu cầu của môi trường bệnh viện. Sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm thực tế tại bệnh viện và tìm kiếm doanh nghiệp hỗ trợ" - Thành Thơ nói.

Sản phẩm robot y tá của nhóm đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Bách Khoa Innovation 2024. Sắp tới, nhóm dự định sẽ đưa robot đến "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka năm 2024" để thử sức và tham dự các cuộc thi về khoa học và công nghệ khác trong tương lai nếu có cơ hội.

Tiềm năng thương mại cao

PGS.TS Lê Thanh Long - phó trưởng phòng công tác sinh viên, Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM - đánh giá robot điều dưỡng có nhiều ưu điểm lớn, giúp giảm tải công việc cho y tá, tích hợp AI và IoT, hoạt động liên tục.

"Robot y tá của nhóm nghiên cứu có tiềm năng thương mại cao nhờ làm chủ công nghệ, khả năng vận hành, bảo dưỡng thuận lợi trong bối cảnh chuyển đổi số y tế. Nhóm nghiên cứu hy vọng được hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện và doanh nghiệp công nghệ để thử nghiệm và đầu tư phát triển robot y tá rộng rãi ở Việt Nam" - thầy Long nói.

Sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM chế tạo robot chơi đàn piano

Mong muốn đưa nghệ thuật âm nhạc vào trong công nghệ, nhóm sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM đã chế tạo robot có thể chơi đàn piano.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar