03/11/2016 15:59 GMT+7

​Chế độ ăn uống khi bị bệnh gút

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Trong những năm gần đây, nhiều người bị bệnh gút (goute) và nhiều người mới biết đến bệnh gút.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều người chưa biết rõ nguy cơ mắc bệnh và ăn uống thế nào để góp phần phòng và chữa bệnh này, một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh gút và các bệnh về khớp khác như viêm đa khớp dạng thấp, phong tê thấp…

Thế nào là bệnh gút?

Bệnh gút là một bệnh có biểu hiện chủ yếu ở khớp và thận, do acid uric trong máu tăng cao, gây lắng đọng các tinh thể urat. 

Nếu các tinh thể urat khu trú ở các khớp (trong các bao khớp và sụn, nhất là các đốt bàn, ngón chân cái, khuỷu tay, đầu gối) làm cho khớp bị viêm tấy gây đau đớn lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. 

Nếu các tinh thể urat xuất hiện ở thận thì gây bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi trung niên trở lên, có khoảng 10% - 20% có yếu tố gia đình.

Nguyên nhân gây bệnh: Có thể là tiên phát do sản xuất acid uric tăng và bài tiết  acid uric giảm, cũng có thể là thứ phát do các yếu tố khác như:

- Tăng dị hoá của nucleo-protein ở bệnh nhân thiếu máu huyết tán, bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến…

- Giảm bài tiết acid uric ở thận do suy thận hoặc thận bị tổn thương ở nhu mô, ở ống thận (do nhiễm acid lactic, do một số loại thuốc: Furocemid, ethambuton, pynazinamid…).

Chẩn đoán bệnh gút

Nếu bị đau nhức các khớp xương, có thể nghĩ đến bệnh gút khi người bệnh có những biểu hiện sau đây:

- Đau nhức khớp, nhất là khớp bàn ngón chân cái.

- Ngứa và tróc vẩy vùng khớp sau khi cơn đau giảm đi.

- Thấy những cục (hạt) urat nổi dưới da, di động được ở dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót. 

- Xét ghiệm máu thấy acid uric tăng cao trên 400 micromol/lít.

- Điều trị bằng thuốc đặc hiệu (colchixin…) có kết quả nhanh, nhưng bằng “thuốc khớp” khác không kết quả.

Chế độ ăn của người bị bệnh gút

Khi đã được chẩn đoán là bị bệnh gút thì chế độ ăn uống của bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm hạ acid uric máu bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (acid uric được tạo nên do oxy hoá các base purine gồm adenine và guanine là thành phần của acid nhân trong tế bào (nucleic acid).

Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purine (các loại thịt lợn, thịt bò, gia cầm, hải sản…). Dùng phương pháp thái miếng nhỏ chừng 1-2 lạng, luộc chín kỹ, đổ nước luộc đi.

Hạn chế các món rang, xào khô, ít nước. Đồng thời cũng cần hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, lòng, óc, dồi lợn…

Hạn chế thức uống có nhiều baze purine như bia, cà phê, chè, socola, nước ép thịt.

Hạn chế các loại quả, rau có vị chua toan, nấm ăn.

Nên uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu để tránh acid uric đọng lại trong cơ thể. Ưu tiên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng nhân purine thấp để sử dụng.

Dưới đây là 3 nhóm thực phẩm có tỷ lệ nhân purine từ ít đến nhiều như sau:

Nhóm có ít (từ 0-15mg/100g thực phẩm): Ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, đường, sữa, rau quả các loại…

Nhóm trung bình (từ 50-150mg/100g thực phẩm): Thịt nạc, cá, gia cầm, hải sản, đậu đỗ...

Nhóm có nhiều (trên 150g/100g thực phẩm): Óc, gan, bầu dục, lòng, dồi, nước

luộc thịt, nấm ăn...

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar