11/09/2012 09:01 GMT+7

Chạy trốn

QUỐC VIỆT
QUỐC VIỆT

TT - Cô gái lao ra đường. Đêm đông lạnh buốt, trên người cô chỉ có mỗi chiếc quần ngắn và áo hai dây mỏng dính mà chủ chứa luôn bắt cô phải mặc. Suốt nhiều ngày, cô nung nấu ý nghĩ trong đầu phải chạy trốn, ở lại cũng chết, mà ra đường có chết thì vẫn đỡ hơn phải bỏ xác trong nhà thổ.

Phóng to
Trở về trong vòng tay người thân - Ảnh: CTV
Phóng to

Thao vẫn bị ám ảnh bởi những lần bỏ trốn và bị bắt lại - Ảnh: Q.Việt

Thà chết ngoài đường

Một cơ hội đã đến với Nguyễn Thị Thao, cô gái quê ở xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, mới 16 tuổi đã bị lừa bán sang nhà thổ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một tối mùa đông cuối năm 2011, cảnh sát kiểm tra khu “đèn đỏ”, gọi các chủ chứa lên. A Mai, người Trung Quốc, chồng chủ chứa Xao, lên gặp cảnh sát. Ở nhà chỉ còn bà này và các cô gái.

Thao lóe lên suy nghĩ đây là cơ hội may mắn của mình. Gã chồng đi vắng. Đám “leng chảy” ma cô cũng tạm lánh mặt cảnh sát, chỉ còn mỗi bà Xao canh chừng các cô gái trong nhà. Thao bàn với Hồng, cô gái cùng tuổi quê ở Hưng Yên: “Tìm cách nhốt bà ta lại thì mình trốn được”. Hồng e ngại lắc đầu, từ biên giới họ đã phải đi xe cao tốc nửa ngày đường mới tới được khu đèn đỏ ở thị trấn Lình Coóng này thì làm sao tìm đường về được? Hơn nữa, tiền ở đâu để đi đường. Thao phải trấn an bạn rằng cô đã giấu được 200 tệ trong áo gối, còn đi đâu cũng được, miễn sao ra khỏi địa bàn của bọn chủ chứa là được rồi. Hồng vẫn hoang mang sợ chủ chứa bắt được. “Chết ngoài đường cũng được. Miễn sao không phải chết trong nhà chứa này là được rồi!”. Thao nói vậy khi kể lại cho chúng tôi nghe khoảnh khắc ấy.

Cuối cùng Hồng cũng đồng ý liều cùng bạn. Hai cô canh lúc bà chủ chứa đang dán mắt vào tivi, lẻn từ phía sau ập đến đè xuống nền nhà. Ả chủ chứa ngày thường rất dữ dằn, nhưng dựa hơi chồng và đám ma cô. Một mình bà ta không thể chống chọi được hai cô gái trẻ tuổi lại đang ngùn ngụt căm hờn. Họ lấy rèm cửa trói chặt chủ chứa, rồi khóa trái cửa nhốt bà ta trong phòng. Tìm được chìa khóa chiếc xe máy mà bà ta hay dùng để chở chính các cô đi tiếp khách, Thao và Hồng lao ra đường. Họ cuống cuồng chạy trốn, quên cả trên người đang chỉ có mỗi quần ngắn và áo hai dây mà chủ chứa luôn bắt phải mặc. Họ chọn con đường hướng về phía biên giới, rồi cứ thế chạy đại tới đâu thì tới.

Thao cầm tay lái đến khoảng 1g sáng, đi được hơn 100km thì phía sau xuất hiện mấy bóng đèn ôtô chiếu thẳng vào xe cô. Đoán chủ chứa cho người đuổi theo bắt lại, Thao nghiến răng phóng xe hết tốc độ. Cô biết điều kinh khủng gì đợi mình nếu bị bắt lại. Tuy nhiên, khả năng cô gái và chiếc xe máy không thể thoát được ba chiếc ôtô do bọn ma cô cầm lái. Chỉ phút chốc chúng đã vọt lên, ép hai cô té vào lề đường. Thao vất xe, định liều mạng chạy vào rừng, nhưng đành đứng lại khi thấy Hồng bị trật chân không thể chạy theo được.

Thao bị A Thâu, một tên ma cô, túm được, đấm tới tấp vào mặt. Hắn giận dữ rít lên: “Mày ngu, mày ngu. Tao đã dặn là không bao giờ được trốn cơ mà. Bây giờ mày muốn chết kiểu nào”. Ở bên cạnh, Hồng còn bị đánh đau hơn. Chúng dùng tuýp sắt quật vào mặt, vào đầu, vào lưng cô gái vì nghĩ Hồng chủ mưu chạy trốn. Bị áp giải về nhà chứa, hai cô lại tiếp tục bị đánh đập tàn nhẫn, rồi bán cho chủ chứa khác. Vì kiếm tiền trên thân xác các cô nên đám chủ chứa rất ác với hành vi bỏ trốn. Họ thường xử theo cách dã man nhất để răn đe các cô gái khác. Cũng chẳng mấy ai quan tâm thân phận cô gái lạc loài, chẳng có ai trình báo hay giấy tờ gì trong người.

Ba lần chạy trốn

Trong các cô gái từng cố gắng chạy trốn khỏi “địa ngục” xứ người mà chúng tôi tiếp cận được, cô thôn nữ Nghiêm Thị Thư quê ở xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã đọng lại nhiều nỗi niềm chua xót về thân phận con người! Bị lừa bán cho một nhà chứa ở thị trấn Lình Coóng, Trung Quốc năm mới 17 tuổi, Thư đã ba lần tìm cách bỏ trốn và cuối cùng cô đã thành công.

Lần thứ nhất, Thư trèo tường bỏ trốn ngay trong lúc đám buôn bán người đang “giao dịch” giá cả cô ở phòng trong. Chính bọn người phía VN do Tú Anh cầm đầu đã bắt cô lại, đánh đập đến mang thẹo trên người để nhớ đời. Lần thứ hai, Thư đợi khách say ngủ, lẻn xuống cầu thang bộ trốn ra ngoài. Tuy nhiên, cô mới qua chưa biết đường và cũng chưa rành ngôn ngữ nên đi lạc về ngay khu “đèn đỏ”. Lần thứ ba vào một ngày cuối năm 2011, cô và một người bạn dân tộc Tày tên Hỉnh bị điều đi phục vụ ở nhà riêng. Ba gã vừa chơi ma túy vừa hành hạ hai cô. Đến gần sáng thì bọn chúng bỏ ra ngoài, sơ ý quên không khóa trái cửa.

Thư phát hiện cơ hội, rủ bạn bỏ chạy. “Cứ ra đường gặp ai cũng vẫy, chắc sẽ có người giúp mình”- Thư trấn an bạn. Thế là hai cô gái liều mạng lao ra đường. Nhưng đứng vẫy xe gần cả giờ, họ vẫn không được ai dừng lại giúp đỡ. Trời lúc này đã sáng rõ, Thư sợ chủ chứa đi tìm bắt lại nên vào đại một công trình đang xây dở để tìm người giúp đỡ. Ban đầu gã bảo vệ định đuổi họ ra ngoài, nhưng khi nhìn thấy rõ hai cô trẻ đẹp, quần áo phong phanh nên cho vào và giở trò sàm sỡ. Thư chống cự quyết liệt, thoát ra được, chạy thẳng qua bên kia đường, lại đâm đầu vào ngay một khách sạn.

Trong lúc nhân viên bảo vệ khách sạn bất ngờ, chưa kịp phản ứng gì thì Thư phát hiện hai cô gái Việt đồng cảnh vừa tiếp khách trong phòng ra. Thư cuống quýt, chỉ kịp hỏi trông mặt khách hiền hay dữ rồi xô cửa lao thẳng vào phòng đó. Hai người khách vừa chơi bời xong, không hiểu chuyện gì, đuổi Thư ra ngoài. Cô bập bẹ mấy câu tiếng Hoa do chủ chứa bắt học để xin họ giúp đỡ. Hai khách làng chơi lạnh lùng lắc đầu. Cô quỳ xuống, cầu xin họ cho mượn điện thoại một, hai phút để gọi về nhà nhưng vẫn không được. Lúc này bảo vệ đã lên tới phòng lôi Thư ra ngoài. Đến khi biết thân phận cô đang tìm đường chạy trốn, gã hứa sẽ giúp đỡ, rồi dẫn lên sân thượng giấu. Lợi dụng tình cảnh cô gái đang sợ hãi, gã trở mặt định cưỡng bức ngay trên sân thượng. Thư điên cuồng đạp văng gã ra và chạy thục mạng ra cầu thang bộ để xuống đường.

Gã bảo vệ cao to lao theo túm được Thư. Thấy cô gái vẫn cương quyết không cho giở trò, gã gọi điện báo cảnh sát tới. Thư bị đưa về đồn, nhưng may mắn gặp được cảnh sát tốt bụng. Họ giữ cô lại một ngày, lấy lời khai, rồi cử người chở về thành phố biên giới Đông Hưng giáp Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh của VN. Gặp được người thân lên biên giới đón, Thư gục xuống khóc nức nở! Cô may mắn về được quê hương, nhưng các bạn cô vẫn đang ngày đêm bị đày đọa ở địa ngục xứ người...

-----------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4: Kỳ 5: Kỳ 6:

---------------------------------------------------

Kỳ cuối: Tìm ánh sáng cuối đường hầm

QUỐC VIỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar