06/07/2018 16:08 GMT+7

Chảy nước mắt: Nguyên nhân và điều trị

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Chảy nước mắt không phải là vấn đề gì đáng lo ngại cả. Việc sử dụng một vài loại thuốc không cần kê đơn sẽ giúp bạn giảm được tình trạng này.

Chảy nước mắt: Nguyên nhân và điều trị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: healthfacts.ng

Khi bạn tiết ra quá nhiều nước mắt hoặc khi việc thoát nước mắt bị tắc nghẽn, mắt bạn sẽ bị chảy nước mắt. Nước mắt có thể sẽ chảy xuống má hay làm ướt đẫm lông mi của bạn, giống như lúc bạn khóc vậy. Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng này?

Rất nhiều việc bạn có thể làm, nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nước mắt là rất cần thiết để nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho mắt. Mỗi lần bạn chớp mắt là một lần bạn "rửa mắt" bằng nước mắt được sản xuất ra từ các tuyến lệ ở mí mắt trên. Những tuyến lệ này khi bị kích ứng hoặc bị viêm sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra rất nhiều nước mắt. Nước mắt thường sẽ thoát ra khỏi mắt và đi vào mũi thông qua các ống dẫn ở các hốc mắt.

Những người bị chảy nước mắt thường sẽ bị tiết ra rất nhiều nước mắt, trong đó bao gồm nước, dầu và chất nhầy. Lượng nước mắt thừa này có thể có nguyên nhân là do:

Hội chứng khô mắt

Nghe có vẻ vô lý, nhưng hội chứng khô mắt có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt. Khi mắt bị khô, mắt sẽ bị kích thích và cảm thấy không thoải mái. Tình trạng này sẽ kích hoạt các tuyến lệ sản xuất ra quá nhiều nước mắt làm "quá tải" các ống dẫn nước mắt tự nhiên.

Việc sản xuất nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi, do vậy, hội chứng khô mắt thường gặp ở người cao tuổi. Một số bệnh hoặc một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến khô mắt. Thời tiết khô, nhiều gió cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng khô mắt là một bệnh mãn tính gọi là viêm kết – giác mạc khô (keratoconjunctivitis sicca- KCS). Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ sản xuất ra nhiều nước mắt, nhưng nước mắt của họ lại không có đủ nước.

Ngoài việc tiết rất nhiều nước mắt, các triệu chứng khác của hội chứng khô mắt bao gồm nhìn mờ, ngứa mắt hoặc nóng rát ở mắt. Một biện pháp có thể làm giảm các trường hợp bị khô mắt nhẹ là sử dụng nước mắt nhân tạo không cần kê đơn. Ngoài ra, với trường hợp nặng hơn sẽ phải dùng các loại thuốc kê đơn.

Dị ứng

Các chất gây ra các phản ứng dị ứng được gọi là các tác nhân dị ứng. Phản ứng với các tác nhân dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, nóng rát và ngứa mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng khi ở ngoài trời là cỏ, cây, phấn hoa và cỏ dại. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất khi ở trong nhà là lông súc vật, mạt bụi nhà và nấm mốc. Trong số tất cả các nguyên nhân gây ngứa mắt và chảy nước mắt thì có một số yếu tố không thực sự là các tác nhân dị ứng, ví dụ như khí thải, hơi xịt aerosol, nước hoa và khói thuốc lá.

Nhiễm trùng

Một trong số những phản ứng của cơ thể khi mắt bị nhiễm trùng đó là chảy nước mắt. Đây là phản ứng của cơ thể để cố giữ mắt ẩm và rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy. Viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp và thường gây chảy nước mắt. Nguyên nhân có thể là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm và phổ biến hơn là nhiễm virus. Đeo kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.

Triệu chứng bệnh bao gồm đau mắt, nhìn mờ, đỏ mắt, cảm giác có sạn trong mắt, chảy nước mắt, hình thành rỉ mắt vào ban đêm cùng với việc tăng tiết nước mắt.

Các tác nhân kích thích: Mắt bạn sẽ tiết ra rất nhiều phản ứng để đáp ứng lại các loại tác nhân kích thích khác nhau, như không khí khô, ánh sáng trắng, gió, khói, bụi, lông mi hoặc các chất hóa học. Mỏi mắt cũng có thể gây chảy nước mắt.

Chảy nước mắt còn có thể có nguyên nhân là do các ống dẫn nước mắt tự nhiên của mắt bị tắc nghẽn, mặc dù tình trạng này không phổ biến. Tình trạng này được gọi là hẹp tuyến lệ. Nhiễm trùng có thể lan từ các ống tuyến lệ vào đến bên trong mũi và gây sẹo. Chấn thương và phẫu thuật vùng mũi là những nguyên nhân khác gây tắc ống tuyến lệ.

Một loại chảy nước mắt khác có liên quan đến việc giảm chức năng mi mắt. Mi mắt ngoài tác dụng giúp nước mắt bao phủ toàn bộ mắt và đưa nước mắt đến các góc mắt để thoát ra ngoài thì mi mắt còn phải được "nhắm" đúng cách. Một trong số các nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt gọi là tật lộn mi. Tình trạng này là hiện tượng mi mắt rũ xuống và bị kéo rời ra xa khỏi mi mắt dưới. Đây là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, khi mà mi mắt dưới của họ bị yếu đi. Tật lộn mi có thể làm mắt bị khô, đau, đỏ và nóng rát. Tật lộn mi cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng mắt.

Chảy nước mắt thường là triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân của một vấn đề ở mắt. Triệu chứng này chắc chắn sẽ làm bạn khó chịu, nhưng trừ khi đi kèm với đau mắt hoặc đỏ mắt, còn nếu không, chảy quá nhiều nước mắt thường không phải là vấn đề nghiêm trọng.

Chẩn đoán và điều trị

Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước.

- Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt.

- Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó là phản ứng dị ứng.

Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn:

- Các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để điều trị hội chứng khô mắt: Nếu khô mắt là nguyên nhân khiến mắt bạn bị chảy nước, bạn có thể làm giảm triệu chứng này bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ mắt mình luôn ẩm ướt. Nước mắt nhân tạo cũng có thể giúp bạn rửa sạch bất cứ tác nhân kích thích nào làm mắt bạn bị chảy nước, ví dụ như bụi. Sử dụng nước mắt nhân tạo không có chất bảo quản là tốt nhất.

- Các loại thuốc uống không cần kê đơn giúp điều trị tình trạng dị ứng làm mắt bị chảy nước bằng cách làm gián đoạn các phản ứng dị ứng.

Một số cách đơn giản bạn có thể làm để phòng ngừa khô mắt, ngứa mắt và kích ứng mắt bao gồm thường xuyên chớp mắt khi sử dụng máy tính và nghỉ ngơi để tránh mỏi mắt. Tăng độ ẩm ở nơi làm việc nếu mắt bạn bị khô và bị kích ứng. Đeo kính râm để làm giảm các tác nhân gây kích ứng mắt từ ánh nắng mặt trời và gió, uống nhiều nước để tránh bị mất nước và duy trì lượng nước mắt cần thiết.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị:

- Chảy nước mắt không rõ nguyên nhân trong một thời gian dài;

- Chảy nước mắt đi kèm với đỏ mắt và chất nhầy;

- Đau mắt và chảy nước mắt;

- Chảy nước mắt và đau xoang mũi.

Bác sĩ sẽ khám mắt, tiến hành các xét nghiệm về số lượng và chất lượng nước mắt và xem cách nước mắt thoát ra khỏi mắt của bạn như thế nào. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn kháng sinh hoặc nếu bạn bị khô mắt hay dị ứng, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp.

Trong những trường hợp hiếm gặp, có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật để mở các ống tuyến lệ bị tắc. Nếu ống tuyến lệ bị chít hẹp mà không bị tắc hoàn toàn, bác sĩ có thể sẽ nới rộng chúng ra.

Tật lộn mi có thể được điều trị bằng cách căng cơ giữ mi mắt về đúng vị trí.

Bạn hãy nhớ, nếu tình trạng chảy nước mắt không thuyên giảm sau khi bạn đã dùng các loại thuốc không kê đơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Một ca bệnh xoắn vòi trứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu kịp thời và thành công, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Cấp cứu kịp thời ca xoắn vòi trứng hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật căn cứ vào 4 nhóm năng lực, cơ sở mới thành lập chỉ được xếp cấp cơ bản, sau 2 năm mới được xét nâng cấp.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chỉ được xếp cấp cơ bản như một số bệnh viện huyện trước đây?

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Trong 4 tháng đầu năm 2025, các tỉnh phía Nam ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu, bệnh được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc mới.

Ca mắc não mô cầu phía Nam tăng cao, nguy cơ xuất hiện thêm ca bệnh cộng đồng

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Lạm dụng đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì mà còn dẫn theo hàng loạt bệnh lý.

Lạm dụng đồ uống có đường là ‘con đường tắt’ dẫn đến nhiều loại bệnh

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình

Thành phần sản phẩm được công khai minh bạch, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.

Cách lựa chọn hoạt chất Fucoidan chất lượng cho sức khỏe gia đình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar