27/03/2017 12:00 GMT+7

​Cháy nắng: sơ cứu và phục hồi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương
Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Cháy nắng là do ánh nắng tác động lên một vùng da lớn trên cơ thể. Dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ phơi nắng, có biểu hiện đau rát, đỏ, sưng và đôi khi phồng rộp da lên.

Ngoài ra, người cháy nắng có thể kèm theo cả đau đầu, sốt và mệt mỏi.

Sơ cứu khi bị cháy nắng

- Tắm trong bồn nước mát, hoặc dưới vòi hoa sen, hoặc lau người bằng khăn tắm sạch được làm ẩm bằng nước mát.

- Dùng kem dưỡng ẩm, nước thơm hoặc kem aloe vera, hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau trong một số trường hợp.

- Không làm vỡ các phỏng rộp nhỏ (phỏng rộp không lớn hơn móng tay nhỏ của bạn). Nếu phỏng rộp vỡ, làm sạch một cách nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước, bôi mỡ kháng sinh và che phủ tổn thương bằng miếng băng gạc không dính.

- Nếu cần, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau.

- Không sử dụng dầu, bơ, lòng trắng trứng hay các thuốc khác lên vùng da bị cháy nắng, chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục.

Đi khám bác sĩ nếu bạn có những phỏng rộp lớn. Phỏng rộp lớn tốt nhất nên được loại bỏ, vì chúng sẽ rất khó liền lại trên da. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu có các biến chứng tức thì như đau kinh khủng, đau đầu, lú lẫn, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để hạn chế phần nào sự khó chịu do hiện tượng bỏng nắng mang lại:

- Khi thấy da bắt đầu có hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau rát khi chạm vào thì nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng. Khi đó, tốt nhất bạn nên tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng ở cấp độ 2.

Vết cháy nắng khi ấy sẽ đau đớn nhiều hơn, mức độ tổn thương nhiều hơn và do đó sự phục hồi chắc chắn là khó khăn và cần nhiều thời gian hơn.

Một số thực phẩm hồi phục da cháy nắng

1. Lô hội

Lô hội là một trong những “người bạn” rất thân thiện với làn da. Với 95% thành phần là nước, lô hội sẽ giúp làn da phục hồi độ ẩm một cách nhanh chóng sau khi đi nắng. Cùng với đó, các chất có trong loại cây này sẽ có tác dụng làm trắng da, đồng thời còn kháng viêm và chống lại quá trình oxy hóa. Cách tốt nhất khi dùng lô hội là dưỡng da bằng lô hội tươi, tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng gel lô hội.

2. Dấm

Bạn dùng dấm trắng hoặc dấm táo đắp nhẹ lên vùng da đang bị tổn thương bằng một chiếc khăn hoặc cho vào chai xịt rồi phun trực tiếp lên vùng da đó. Hay cách đơn giản nhất là bạn hãy thêm 2-3 chén dấm vào nước ấm và tắm.

3. Trà

Với axit tannic trà có thể làm dịu da một cách nhanh chóng. Bạn hãy pha một ấm trà thật đặc rồi để lạnh. Dùng trà đó phun hoặc thoa trực tiếp bằng khăn đã thấm nước trà lên da bị tổn thương. Hay bạn cũng có thể thả 4-6 túi trà vào nước rồi tắm.

4. Yến mạch

Bạn có 2 cách để chữa cháy nắng với yến mạch. Bạn pha 2 chén yến mạch với nước mát và ngâm mình vào đó khoảng 30 phút, hay cách hai là bạn trộn yến mạch với lòng trắng trứng rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương vì cháy nắng. Khi hỗn hợp khô bạn hãy rửa sạch bằng nước mát.

5. Bột ngô

Với bột ngô thì bạn có khá nhiều cách khác nhau để phục hồi vùng da cháy nắng. Bạn có thể hòa tan nửa chén bột ngô với nửa chén bột nổi vào nước rồi ngâm mình trong nước khoảng 30 phút sẽ giúp làn da đỡ bỏng rát, hay bạn pha bột ngô với nước tạo thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên da cho đến khi khô, hoặc hòa tan bột ngô vào nước rồi xịt lên da. Cách đơn giản nhất là thoa bột ngô lên da như dùng phấn rôm sau khi đã tắm bằng nước mát.

6. Sữa

Sữa rất tốt cho việc phục hồi vùng da bị cháy nắng, vì vậy bạn hãy dùng một chiếc khăn thấm sữa rồi đắp lên da hay tắm trực tiếp bằng sữa. Thoa trực tiếp sữa chua trắng lên vùng da bị cháy nắng cũng là một liệu pháp tốt để điều trị vết cháy nắng.

7. Mật ong

Với mật thì bạn có thể trực tiếp thoa lên da hay pha với nước chanh theo tỉ lệ 80/20. Hoặc bạn có thể trộn mật ong với sữa (50/50) rồi bôi lên vùng da tổn thương, với cách này không chỉ da hết đau rát mà còn phục hồi rất nhanh.

8. Cà chua

Với tỉ lệ 1:1 giữa cà chua và sữa (buttermilk) thì vùng da bị cháy nắng của bạn được phục hồi rõ rệt. Hay bạn có thể dùng cà chua để chà sát lên vùng da bị cháy nắng hoặc tắm bằng nước mát có pha 2 chén nước ép cà chua.

9. Dưa chuột

Xay nhỏ dưa chuột, trộn với sữa tươi rồi đắp trực tiếp lên da, vùng da cháy nắng sẽ dịu đi và không còn đau rát. Hay đơn giản nhất là bạn hãy thái lát dưa chuột rồi đắp lên vùng da bị tổn thương.

10. Khoai tây

Khoai tây cũng có khả năng phục hồi làn da cháy nắng rất hiệu quả. Ngoài tác dụng như một chất tẩy trắng tự nhiên, giúp xua tan các vết đen do ánh nắng, axit pantothenic và các vitamin nhóm B có trong loại củ này còn giúp làm mềm da, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào mới. Bạn có thể sử dụng khoai tây để chữa trị cho vùng da cháy nắng bằng cách luộc chín, nghiền mịn, trộn với lòng đỏ trứng gà hoặc nước chanh để dưỡng da.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar