02/07/2023 08:08 GMT+7

Chảy máu tài nguyên quốc gia, ai chịu trách nhiệm?

Trên thế giới đất hiếm được sử dụng trong công nghiệp mang lại giá trị cả ngàn tỉ USD, trong khi tại Việt Nam nó lại được quản lý lỏng lẻo, lãng phí.

8 tạ "đất hiếm" mới đào trộm ở mỏ Đông Pao (Lai Châu) được ông Pèng cất giấu phía sau nhà - Ảnh: T.T.

8 tạ "đất hiếm" mới đào trộm ở mỏ Đông Pao (Lai Châu) được ông Pèng cất giấu phía sau nhà - Ảnh: T.T.

Tình trạng "khoét ruột" tài nguyên được diễn ra công khai vậy mà cơ quan chức năng không hề hay biết? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Bạn đọc TRANG

Chính vì vậy, loạt bài điều tra "Buôn bán ngầm đất hiếm" trên Tuổi Trẻ có rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, cùng truy trách nhiệm của cá nhân, cơ quan để xảy ra nạn chảy máu tài nguyên quốc gia.

Bạn đọc Minh Kháng chia sẻ: "Nhiều nước sử dụng đất hiếm như một mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng, làm thế mạnh của mình. Trong khi ở ta, 'đất hiếm' lại được mua bán ngang nhiên. Chẳng hiểu quản lý tài nguyên thế nào!".

"Khoáng sản quý hiếm của quốc gia sao lại để khai thác trái phép và đem mua bán ra nước ngoài dễ dàng vậy mà cơ quan hữu quan lại không biết?" - bạn đọc Cối Xay Gió bày tỏ.

Bạn đọc Tiên thì có ý kiến: "Có cả đội quân bán lậu tài nguyên quốc gia thu tiền khủng như thế nhưng chính quyền lại không biết giá trị của 'đất hiếm' để quản lý. Thật khó hiểu quá!".

Không khỏi bức xúc, bạn đọc tinh****@gmail.com bày tỏ: "Đất hiếm là tài nguyên chiến lược, thật không ngờ lại được quản lý lỏng lẻo như thế này.

Các bộ ngành, địa phương liên quan phải chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán trộm tài nguyên quốc gia".

Theo bạn đọc N.M.H., "thất thoát đất hiếm không chỉ là mất tài nguyên quốc gia đơn thuần, nó còn liên quan đến công nghiệp quốc phòng và an ninh quốc gia".

Và bạn đọc Sáu Thời Sự lên tiếng: "Không thể chấp nhận tài nguyên của đất nước mà để cho một nhóm người thao túng coi như của riêng để làm giàu. Rất mong Bộ Công an nhanh chóng vào cuộc".

Bên cạnh việc đề nghị điều tra kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm, bạn đọc Nguyễn Xuân Tiếu cho rằng: "Phải đẩy mạnh việc quản lý và khai thác đất hiếm, chế biến hiệu quả để tăng nguồn lực cho phát triển đất nước".

Cùng ý kiến, bạn đọc Nguyễn Hà đề nghị: "Cần có giải pháp quản lý tích cực hơn nữa để tránh lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. Bên cạnh đó cần đầu tư nhà máy chế biến sâu, tinh để nâng cao giá trị từ khoáng sản, thu lợi cho ngân sách".

2 câu hỏi về đất hiếm

Thật lạ, khoáng sản - tài nguyên quốc gia phải được quản lý chặt, với đất hiếm - từ vị thế chiến lược của nó - càng phải quản chặt hơn, vậy mà...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar