16/07/2015 10:54 GMT+7

Chạy bàn lo cho 2 anh em ăn học

 MINH TÂM
MINH TÂM

TT - 5g30, Hàng Hoàng Thiện (khu vực Yên Thượng, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ) đã có mặt ở quán cà phê Thiên Sứ, sắp xếp lau chùi bàn ghế.

Thiện (đứng) đang phụ chạy bàn để lo việc học của hai anh em - Ảnh: Minh Tâm

Khi khách đến, Thiện ân cần hỏi khách dùng gì rồi nhanh chóng mang thức uống đến theo yêu cầu của khách. Xong Thiện lại tất tả quay sang bàn kế. Sáng quán đông nên Thiện làm việc suốt, hết bưng bê lại quay sang thêm đá vào những ly nước đã vơi, rồi cùng những bạn khác rửa ly úp lên kệ cho khô ráo...

Thiện cứ quay mòng mòng như vậy cho đến 11g30, hết một buổi làm... Mỗi buổi phụ chạy bàn như vậy Thiện được trả công 35.000 đồng. Thiện bộc bạch: “Cũng may anh chủ quán rất tốt bụng, bao luôn cơm nước, nên ba năm qua với tiền công như vậy em vẫn gói ghém đủ lo cho em và em gái ăn học...”.

Ba năm trước, công việc thợ hồ của cha Thiện bữa có bữa không. Những mớ cá mẹ bán không lo đủ cho bốn miệng ăn trong gia đình. Cuộc sống khốn khó buộc cha mẹ Thiện rời quê đến Sài Gòn mưu sinh bằng việc bán cà phê dạo. Bấy giờ Thiện đang học lớp 10 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.Cái Răng, TP Cần Thơ, còn em gái mới học lớp 3. Chắt chiu, mỗi tháng cha mẹ mới có tiền gửi về quê chỉ vỏn vẹn 300.000 đồng.

Tiền đó không đủ cho hai anh em sinh sống, nên Thiện phải tự bươn chải thêm bằng việc nhặt bóng cho sân tennis với tiền công 1,5 triệu đồng/tháng. Sau đó, Thiện chuyển sang chạy bàn cho quán cà phê. Bận học, nên mỗi ngày Thiện chỉ làm thêm có một buổi. Riêng những ngày nghỉ, ngày lễ, Thiện tranh thủ làm hai buổi để được lĩnh tiền công gấp đôi, dành đóng học phí cho hai anh em...

Thiện tâm sự: “Có những lúc em rất mặc cảm, mệt mỏi. Đó là lúc nhìn bạn bè cùng trang lứa được cha mẹ bảo bọc lo cho ăn học, tiền bạc đủ đầy, còn mình phải vất vả mưu sinh, nhưng nghĩ đến lời khuyên của cha mẹ “ráng học để có tương lai, đừng để lập lại cuộc đời giống như cha mẹ nghèo khó, không nghề nghiệp ổn định, rồi khổ thân về sau”. Vả lại cha mẹ cũng đã rất khổ cực lo cho chúng em, nên phải ráng học để sau này còn phụng dưỡng cha mẹ”.

Với suy nghĩ như vậy, Thiện đã dốc cạn lực vào việc học, để rồi ba năm cuối cấp Thiện luôn có mặt trong danh sách học sinh giỏi của trường.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, Thiện làm bài cũng khá nên hi vọng sẽ đậu tốt nghiệp.

Thiện cười tươi: “Có kết quả rồi em sẽ chọn ngành trung cấp điều dưỡng. Đây là mơ ước bấy lâu nay của em...”.

Giờ tranh thủ thời gian rảnh, Thiện ráng làm hai buổi với tiền công kiếm được ngày 70.000 đồng. Rất chững chạc, chàng trai 18 tuổi, gương mặt rất thư sinh này vạch ra kế hoạch: “Em sẽ ráng làm để có tiền đóng học phí, số còn lại tích cóp hai anh em trang trải sinh hoạt, học tập. Năm học tới em gái vào lớp 6, còn em nếu đậu sẽ bước vào trường trung cấp. Môi trường mới, áp lực mới, còn nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng bằng mọi giá em phải cố dốc sức vượt qua những khúc quanh này...”.

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Nếu vẫn coi đại học là nơi "đào tạo nguồn nhân lực" đơn thuần thì dù tổ chức theo mô hình nào cũng không tạo ra chuyển biến đáng kể.

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar