02/11/2015 18:07 GMT+7

12 cháu du học không về, "Cháu thứ 13 đang làm gì, ở đâu?"

DIỆU NGUYỄN
DIỆU NGUYỄN

TTO - Câu hỏi “vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về?” của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) đã thu hút sự đông đảo bạn đọc quan tâm. Nhiều người cho rằng “người làm chính sách đang hỏi chính mình”.

Những lý do không về

“Các ông là người làm chính sách, cơ chế còn hỏi ai nữa”- bạn đọc có tên glucoza đặt vấn đề. Có nhiều người “mỉa mai” khi bàn luận về vấn đề này “về thi công chức cũng không đậu được”, “Lương thấp, con đường tiến thân mù mịt. Đơn giản thế thôi”…

Bạn đọc Dương Văn Tuấn chia sẻ: “Học bổng của Nhà nước còn trốn không về. Đây là học bổng quốc tế thì các cháu có năng lực, có khả năng khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội thăng tiến hơn nếu ở lại nước ngoài. Động lực thu hút các chất xám như thế nào để các cháu mong về nước phục vụ, đó là câu hỏi có trách nhiệm với nhà quản lý”.

Bạn đọc Dân Việt lại cho biết lý do khiến nhiều du học sinh không muốn về bởi lương thấp: “12 năm học phổ thông, 4 năm học đại học, 4 năm du học nước ngoài, trở về quê hương cống hiến với mức lương từ 2,5 triệu đến 3 triệu khởi điểm…”

Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc chia sẻ ý kiến họ cần giải pháp cho vấn đề này hơn là chỉ hòi và bàn “Cháu thứ 13 về, hiện làm gì rồi? Có đúng ngành nghề không? Mong lắm một giải pháp hơn là nói suông. Ai chịu trách nhiệm việc này?”

Bạn đọc Nguyễn Đăng Khoa cho rằng cuối cùng câu chuyện này vẫn là về chế độ chính sách. Người chưa đi làm mà nhận được học bổng rồi quyết định ở lại nước ngoài để tiếp tục việc học và làm là điều rất bình thường. Bởi việc ai cũng có thể hiểu là môi trường làm việc tốt, thu nhập cao…

Còn về nước lại thì họ được điều gì ngoài việc lương bổng và trợ cấp được cao hơn những người học trong nước? Chế độ thu hút nhân tài có xứng đáng với những gì họ cống hiến hay không? Cần lắm chính sách tạo động lực, vì người đi du học cần có môi trường để được tiếp tục nghiên cứu và học nhiều hơn. Đa phần ai cũng muốn gần gũi với gia đình, ở lại quê hương nên chỉ cần chú trọng vào chính sách tốt hơn thôi.

Bạn Phạm Kim Quyên nói “chúng ta chỉ nói thôi mà không thực hiện, chúng ta cứ kêu gọi về nước cống hiến cho đất nước, thế nhưng khi họ quay về thì sao? Nhiều người tài quay về bị chèn ép và chỉ để sai vặt”.

Bên cạnh đó, những tấm gương du học nổi tiếng và thành công đã tác động đến giới trẻ chọn con đường ở lại hơn là về.

Ở lại tích lũy để đóng góp nhiều hơn?

Đối với người về cũng cần phải rõ ràng là quay về chỉ với tấm bằng du học thì có giúp ích được gì cho đất nước? Có nhiều bạn đi du học bằng học bổng, sau khi kết thúc khóa học đã nổ lực kiếm thêm học bổng khác để học cao hơn hoặc kiếm việc làm có thêm thu nhập rồi tiếp tục học lên nữa… các bạn có cơ hội sâu sát và kinh nghiệm thực tiễn hơn. Những người vừa có kiến thức vừa có tiềm lực về kinh tế và địa vị như vậy mới khuyến khích và cần chính sách đãi ngộ tốt hơn để họ về giúp ích cũng rất xứng đáng.

Hoặc với những người đã có được tiềm lực ở nước ngoài thì khi họ về nước dù là hoàn toàn hay về chỉ đầu tư cũng đã là về cống hiến cho đất nước, cần chính sách thoáng hơn cho họ sẽ tạo động lực thu hút nhiều người khác về hơn.

DIỆU NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Từ ngày 10-7 đến 12-7, thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 Hà Nội phải xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, nếu không sẽ được coi là từ chối quyền nhập học.

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar