02/11/2015 15:46 GMT+7

Tại sao đi du học phải trở về ngay?

DIỆU NGUYỄN ghi
DIỆU NGUYỄN ghi

TTO - Bàn về câu nói day dứt của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, TP.HCM sáng 2-11 "Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về", TS Đặng Trường Sơn đặt ngược vấn đề.

TS Đặng Trường Sơn

TS Đặng Trường Sơn là trưởng khoa Đảm bảo chất lượng, trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, người có 17 năm du học và làm việc tại nước ngoài. Anh bày tỏ:

Ở một số quốc gia, khi cho học sinh, sinh viên đi du học bằng con đường chính sách hay tự túc thì cũng không đặt nặng vấn đề du học sinh trở về cống hiến cho đất nước ngay sau khi học xong. Bởi khi vừa học xong bản thân người học cũng chưa có được kinh nghiệm thực tiễn nào cả.

Với một người chọn con đường nghiên cứu thì việc ở lại có ý nghĩa rất lớn về cơ sở vật chất, môi trường nghiên cứu, các tài liệu dễ tiếp cận… để trở thành nhà khoa học nổi tiếng.

Với một người chọn con đường kinh doanh, đây là môi trường giao thương tốt, xây dựng các đầu mối kinh tế… để trở thành nhà kinh doanh thành công.

Thì cho dù con đường nghiên cứu hay một lĩnh vực nào khác, khi quay về họ có tiềm lực để giúp ích cho đất nước nhiều hơn vẫn tốt hơn là về cống hiến cho đất nước tấm bằng du học.

Quan trọng là chính sách thu hút nhân tài linh hoạt để người đi và ở đều thấy được lợi ích bản thân và cộng đồng, xã hội. Và vấn đề quay về cũng nên xem xét. Không nhất thiết phải về hẳn mà có thể về theo dạng hợp tác theo dự án, theo thời gian…

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm cá nhân tôi, ngoài yếu tố gia đình quyết định việc đi hay ở đối với du học sinh thì có ba nguyên nhân khiến các bạn trẻ chọn con đường ở lại hơn là về nước sau du học:

-         Sau khi tốt nghiệp, môi trường sống và làm việc tại Việt Nam chưa phù hợp với kiến thức đã được học ở nước ngoài.

-         Sự khác biệt và sốc văn hóa. Trước khi đi du học, một bạn có sự chuẩn bị chu đáo sẽ được hướng dẫn về văn hóa nước sắp đến rất cẩn thận để kịp thời thích nghi và không bị sốc ở môi trường mới. Một bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng thì đã nỗ lực hết sức để có thể tiếp tục con đường theo học ở nước ngoài. Cả hai trường hợp trên đều đã quen với môi trường sống mới đó và khi trở về Việt Nam, họ sợ bị sốc văn hóa thêm một lần nữa.

-         Cái quan trọng với một người coi sự học là trên hết thì càng học họ lại càng muốn học nhiều hơn nữa, cao hơn nữa, nên môi trường du học đang có giúp họ thỏa mãn được tốt hơn, hoặc họ sẽ tìm một môi trường du học khác tốt hơn nữa để đáp ứng đam mê của mình hơn là về nước.

DIỆU NGUYỄN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar