12/10/2013 04:05 GMT+7

Châu Âu quyết ngăn chặn làn sóng di cư

HÀ AN
HÀ AN

TT - Vụ lật tàu chở người tị nạn châu Phi ở đảo Lampedusa (Ý) làm thiệt mạng 300 người hôm 3-10 đã gióng lên hồi chuông báo động làn sóng di cư ngày càng quyết liệt. Thảm kịch này đã khiến các nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu (EU) gấp rút đi đến quyết định của mình.

Ngày 10-10, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua việc đưa hệ thống giám sát biên giới Eurosur vào hoạt động nhằm kiểm soát và ứng phó với tình trạng nhập cư trái phép, ngăn chặn thảm kịch đường biển, cứu giúp những người di cư thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hệ thống Eurosur sẽ vận hành từ ngày 2-12 với sự tham gia của 18 nước thành viên EU và sau đó sẽ thiết lập ở một số nước khác.

AFP dẫn lời bà Cecilia Malmström, Cao ủy châu Âu về đối nội, cho biết dự án Eurosur đã có được 479 phiếu thuận, so với 101 phiếu chống. Eurosur cho phép các nước EU chia sẻ hình ảnh, dữ liệu ở các khu vực biên giới đường bộ và đường thủy ngoài châu Âu. Thông qua mạng lưới vệ tinh, Eurosur là một công cụ giám sát hữu ích.

Mục đích của hệ thống Eurosur là ngăn chặn kịp thời làn sóng dân nhập cư ồ ạt và xử trí trong thời gian sớm nhất nhằm tránh những thảm kịch chết người như đã xảy ra ở đảo Lampedusa.

Trong thời gian đầu, nhiệm vụ của Eurosur là “cảnh báo và theo dõi khu vực đường biển của EU, kiểm soát mọi hoạt động trên biển như an toàn đường thủy, bảo vệ môi trường biển, giám sát ngành đánh bắt cá, áp dụng chặt chẽ các quy định trên biển”.

Nhờ vào hệ thống Eurosur, việc trao đổi thông tin của các nước sẽ phải tuân thủ các quy định về “tôn trọng nhân quyền” và nhất là không đẩy dân nhập cư đến một đất nước mà cuộc sống của họ có thể bị đe dọa. Song song đó, các nước buộc phải tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân của dân nhập cư.

Tuy nhiên, chi phí mới là điều đáng nói. Hệ thống Eurosur phải nhận được hỗ trợ tài chính từ các nước tham gia vì chi phí lắp đặt rất mắc. Nghị sĩ Dominique Riquet, thành viên của Ủy ban ngân sách châu Âu, tiết lộ số tiền dự kiến phải chi mỗi năm là 35 triệu euro (47 triệu USD) để đảm bảo hệ thống Eurosur được hoạt động thường xuyên và liên tục. Trong đó, Cơ quan giám sát biên giới châu Âu (Frontex) sẽ trích 19 triệu euro (28 triệu USD) ngân sách của mình để phục vụ hệ thống này.

Mới đây, Thủ tướng Ý Enrico Letta đã yêu cầu các nhà lãnh đạo EU đưa vấn đề nhập cư và tị nạn lên bàn thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh hai ngày 24 và 25-10 tại Brussels.

Theo số liệu của hệ thống Frontex, năm 2012 có hơn 72.000 người nhập cư trái phép vào EU.

HÀ AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Sự thật về bức ảnh Nhà Trắng chuyển sang đỏ rực

Bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy Nhà Trắng rực đỏ trong ánh đèn, khiến nhiều người đồn đoán về một “sự kiện bí ẩn sắp xảy ra”.

Sự thật về bức ảnh Nhà Trắng chuyển sang đỏ rực

Sốc: Một nhà 3 người tích trữ hơn 80 tấn rác, dọn ba ngày mới xong

Chính quyền thành phố Daegu, Hàn Quốc vừa tổ chức 'chiến dịch' thu dọn hơn 80 tấn rác từ nhà một gia đình mắc chứng rối loạn tích trữ.

Sốc: Một nhà 3 người tích trữ hơn 80 tấn rác, dọn ba ngày mới xong

Con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Tin đồn trên mạng cho rằng bà Chelsea Clinton phải hoàn trả 2,2 triệu USD cho Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID).

Con gái cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar