14/04/2022 14:22 GMT+7

Châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong các sứ mệnh Mặt trăng và sao Hỏa

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 13-4 thông báo sẽ 'ngừng hợp tác' với Nga trong ba sứ mệnh lên Mặt trăng và sứ mệnh khám phá sao Hỏa ExoMars đã lên kế hoạch trước đó.

Châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong các sứ mệnh Mặt trăng và sao Hỏa - Ảnh 1.

Một phần của sứ mệnh Luna-25 - Ảnh: TASS

ESA sẽ "ngừng các hoạt động hợp tác" với Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) trong các sứ mệnh Luna-25, Luna-26, Luna-27 và ExoMars. Theo Đài RT, lý do là vì các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga để phản đối chiến dịch quân sự của Matxcơva tại Ukraine. 

ESA cho biết cơ quan này đang tìm cách hợp tác với NASA và các công ty tư nhân để cứu vãn một số nghiên cứu khoa học liên quan đến các sứ mệnh này. 

Theo đó, họ đang đàm phán với "một nhà cung cấp dịch vụ" cho chuyến bay thử nghiệm camera định vị PILOT-D, vốn dự kiến sẽ thử nghiệm với tàu thăm dò Luna-25. ESA cũng đã chuyển hạng mục khoan và phân tích biến động của Mặt trăng, được lên kế hoạch cho Luna-27, hợp tác cùng NASA.

ESA xác nhận việc ngừng hợp tác với Roscosmos cũng có nghĩa là sứ mệnh ExoMars sẽ không diễn ra vào tháng 9 năm nay. Sứ mệnh này nhằm triển khai một chiếc xe tự hành trên bề mặt sao Hỏa và khoan vào bề mặt của hành tinh này để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Theo ESA, bệ phóng, mô đun tàu sân bay, mô đun hạ độ cao và chiếc xe tự hành Rosalind Franklin dự định sử dụng trong sứ mệnh ExoMars đều đã vượt qua các bài đánh giá về hoạt động.

Công ty Thales Alenia Space của Ý đang tiến hành "đánh giá nhanh" các lựa chọn thay thế khả thi trước mắt.

Thông báo của ESA đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin xác nhận Nga sẽ phóng tàu thăm dò Mặt trăng Luna-25 vào tháng 8-2022 dù đối mặt với các lệnh trừng phạt và áp lực của phương Tây.

Sau sứ mệnh của Luna-25, Nga có kế hoạch phóng tàu Luna-26 và Luna-27 lần lượt trong năm 2024 và 2025.

Theo Hãng tin TASS, cũng trong ngày 13-4, Cơ quan Năng lượng nguyên tử (NEA) thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết sẽ đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này từ ngày 11-5 tới.

Thông báo của NEA nêu rõ: "Cơ quan có thẩm quyền của OECD đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại NEA vào ngày 11-4. Nga đã được thông báo về quyết định này và lệnh đình chỉ sẽ có hiệu lực từ ngày 11-5 tới".

Nga đã tham gia NEA từ năm 2013.

Trạm vũ trụ sẽ ra sao nếu vắng Nga?

TTO - Trong suốt nhiều tuần kể từ sau chiến sự Ukraine, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được xem như biểu tượng của hợp tác vì khoa học và phi chính trị. Song những tuyên bố như "khoa học không bị ảnh hưởng bởi chính trị" dường như chỉ là lời nói suông.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar