18/02/2025 13:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Âu họp khẩn, bàn về quốc phòng và hòa bình cho Ukraine

Lãnh đạo các nước châu Âu đã bàn thảo về chi tiêu quốc phòng và hòa bình cho Ukraine, giữa lúc lo sợ Mỹ sẽ gạt châu Âu khỏi hòa đàm với Nga ngày một lớn.

Châu Âu họp khẩn, bàn về quốc phòng và hòa bình cho Ukrain - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Điện Elysee ở Paris (Pháp) ngày 17-2 - Ảnh: REUTERS

Ngày 17-2, lãnh đạo các nước châu Âu đã tập trung tại Điện Elysee ở Paris (Pháp) để tham dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp nhằm giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng rằng Washington sẽ bỏ rơi Kiev và EU trong việc chấm dứt xung đột Ukraine, theo Đài DW.

Trả lời với báo chí sau cuộc họp, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết lãnh đạo các nước châu Âu trong cuộc họp đã nhất trí rằng Ukraine phải hướng tới tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU). Theo ông, sự hỗ trợ của châu Âu sẽ tiếp tục giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình.

"Chúng tôi hoan nghênh các cuộc đàm phán nhằm tạo ra hòa bình, nhưng rõ ràng với chúng tôi rằng điều này không có nghĩa một nền hòa bình áp đặt lên Ukraine có thể tồn tại", ông Scholz tuyên bố.

Thủ tướng Đức nói thêm rằng lãnh đạo các nước châu Âu cũng thống nhất trong việc tăng cường năng lực quốc phòng thông qua dỡ bỏ các hạn chế về chi tiêu và quy tắc về nợ công của EU. Theo ông, quan trọng là châu Âu "phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo" rằng các quốc gia có thể đáp ứng con số chi tiêu quốc phòng ít nhất 2% GDP của NATO.

Mặc dù vậy, vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine vẫn vấp phải khác biệt trong quan điểm các nước. Ông Scholz cho biết việc bàn thảo vấn đề này ngay bây giờ là "hoàn toàn quá sớm" và "hoàn toàn không phù hợp" trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra, theo DW.

Trong khi đó, phát biểu với các phóng viên sau hội nghị, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết tương lai của Ukraine là vấn đề "mang tính sống còn" đối với châu Âu, nhắc lại việc Anh sẵn sàng gửi quân tới Ukraine song nhấn mạnh chỉ khi có sự đảm bảo an ninh của Mỹ.

Châu Âu họp khẩn, bàn về quốc phòng và hòa bình cho Ukraine - Ảnh 3.

Thủ tướng Anh Keir Starmer rời đi sau khi hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nước châu Âu tại Paris (Pháp) kết thúc ngày 17-2 - Ảnh: REUTERS

"Châu Âu phải đóng vai trò của mình và tôi sẵn sàng cân nhắc việc triển khai lực lượng Anh trên bộ cùng với các lực lượng khác, nếu có một thỏa thuận hòa bình lâu dài", ông Starmer nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngay sau cuộc họp khẩn tại Paris.

Theo ông Macron, châu Âu sẽ cùng nhau làm việc về vấn đề Ukraine với tất cả các bên, đồng thời sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng họ để đảm bảo chủ quyền, an ninh và khả năng cạnh tranh của châu Âu.

"Công việc sẽ tiếp tục dựa trên các đề xuất của Ủy ban châu Âu, cả trong việc hỗ trợ Ukraine và phát triển và đầu tư vào quốc phòng của chúng tôi", tổng thống Pháp nhấn mạnh.

Trước thềm họp khẩn, Thủ tướng Đức tuyên bố 'châu Âu phải thẳng lưng'

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra bình luận trước thềm cuộc họp khẩn của lãnh đạo châu Âu tại Paris, trong bối cảnh các nước trong khu vực còn ngập ngừng quan điểm cho các vấn đề tại Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar