07/04/2025 11:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Châu Á tìm cách ứng phó thuế quan Mỹ, lo 'bóng ma' lạm phát

Các chuyên gia cảnh báo thuế quan 'cứng nhắc và không cân xứng' đối với khu vực châu Á sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế của các nước phụ thuộc vào xuất khẩu.

Châu Á tìm cách ứng phó thuế quan Mỹ, lo 'bóng ma' lạm phát - Ảnh 1.

Các tàu chở hàng chất đầy container neo đậu tại cảng Bangkok ngày 3-4 - Ảnh: REUTERS

Châu Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách thuế quan mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng, với mức thuế trung bình gần 30% đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Các chuyên gia dự đoán thuế quan mới của ông Trump sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại toàn cầu” và có khả năng đẩy nhanh lạm phát ở một số nền kinh tế, theo trang SCMP.

Châu Á “lao đao” vì thuế quan Mỹ

Theo Ngân hàng New Zealand (ANZ), mức thuế của các nước châu Á cao hơn mặt bằng chung - được tính toán dựa trên quy mô thặng dư thương mại với Mỹ - có thể dẫn đến sự “không cân xứng” đối với khu vực này.

Campuchia và Việt Nam sẽ phải chịu một số mức thuế quan khắc nghiệt nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, lần lượt là 49% và 46%, trong khi Philippines là 17%. Bên cạnh đó, Singapore sẽ phải trả mức thuế cơ bản là 10% và Ấn Độ sẽ phải chịu mức thuế 26%.

Chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản đến Hang Seng của Hong Kong hay CSI300 của Trung Quốc tính đến ngày 7-4 đều lao dốc sau khi mức thuế quan của ông Trump được công bố, theo CNBC.

Gần một nửa số người trả lời khảo sát nhanh từ các công ty do Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore thực hiện vào tháng 3 cho biết họ có ý định đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các khu vực khác.

Ông Chua Hak Bin, giám đốc khu vực tại Maybank, cho biết: “Singapore sẽ bị ảnh hưởng bởi cú sốc giảm phát lớn đối với nhu cầu và thương mại. Sản xuất và xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp trong các quý tới”.

Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines, chiếm 16,6% tổng doanh số xuất khẩu năm 2024. Các ngành như điện tử và thiết bị truyền dữ liệu nước này dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mức thuế mới.

Nhà kinh tế tại UnionBank of the Philippines Carlo Asuncion cho biết thuế quan có thể khiến các công việc sản xuất tại địa phương - đặc biệt là trong các công ty bán dẫn - gặp rủi ro và làm gia tăng thâm hụt thương mại.

thuế quan - Ảnh 2.

Các container tại cảng quốc tế Manila, Philippines - một trong những quốc gia chịu mức thuế thấp nhất trong khu vực châu Á (17%) - Ảnh: AFP

Ông Jamus Lim, phó giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh ESSEC châu Á - Thái Bình Dương, cảnh báo: “Thuế sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nhiều quốc gia châu Á, phần lớn là các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, vì họ phụ thuộc vào xuất khẩu sang các nền kinh tế tiên tiến để kiếm thu nhập”.

Các nhà kinh tế cho biết mức thuế quan của Mỹ có thể gây ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các quốc gia khác áp dụng những biện pháp trả đũa.

“Sự trả đũa cũng sẽ tạo áp lực lạm phát. Một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, xét đến quy mô của các mức thuế này”, ông Antonio Fatas, giáo sư kinh tế tại Trường kinh doanh INSEAD, chia sẻ.

Thể hiện lập trường trung lập

Nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng châu Á, đang thể hiện lập trường trung lập và tích cực đàm phán với Mỹ với hy vọng cải thiện được mức thuế đối ứng của Tổng thống Trump.

Malaysia, quốc gia phải chịu mức thuế 24% đối với hầu hết hàng xuất khẩu sang Mỹ, cho biết họ không cân nhắc các biện pháp trả đũa và thay vào đó sẽ tiếp tục tích cực hợp tác “để tìm kiếm các giải pháp duy trì tinh thần thương mại tự do và công bằng”.

Nhà kinh tế Yeah Kim Leng của Đại học Sunway, Malaysia trả lời tờ This Week in Asia rằng các ngành công nghiệp Malaysia sẽ cần ít nhất một năm để điều chỉnh và tìm thị trường thay thế cho Mỹ để giảm bớt tác động của thuế quan.

Tuy nhiên theo ông Cassey Lee đến từ Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, việc chuyển hướng thương mại có thể mang lại lợi ích rất hạn chế cho Malaysia và các nước ASEAN khác, vì thực tế là Mỹ vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, và chiếm 13% lượng nhập khẩu toàn cầu.

Phía Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại Yoji Muto bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về việc liệu thuế quan thương mại có phù hợp với khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới hay không.

Ông Stephen Nagy, giáo sư chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế Nhật Bản, cho biết Tokyo “không hài lòng về mức thuế 24% áp dụng cho quốc gia này”, nhưng vẫn “chuẩn bị cho sự cân bằng lợi ích kinh tế và mối quan hệ an ninh với Mỹ”.

thuế quan - Ảnh 3.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có một cuộc điện đàm "hiệu quả" với Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh phải) tối 4-4 để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan - Ảnh: TTXVN - Nhà Trắng (Mỹ)

Các quốc gia khác như Ấn Độ tỏ ra rất thận trọng về việc tìm được tiếng nói chung với Nhà Trắng. Tờ Times of India dẫn lời một quan chức Bộ Thương mại Ấn Độ (giấu tên) cho biết: “Đây là một sự việc phức tạp, nhưng không phải là một bước lùi đối với Ấn Độ”.

Ông Vishwanath, cố vấn chính tại công ty tư vấn thương mại quốc tế ASL-Legal tại New Delhi, hy vọng “một số mức thuế quan sẽ được giảm xuống thông qua các cuộc đàm phán”.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cũng cho biết chính phủ sẽ cố gắng giảm thiểu tác động của mức thuế 36%, đồng thời sẵn sàng “thảo luận với Chính phủ Mỹ ngay khi có cơ hội” để cân bằng thương mại.

Indonesia khẳng định họ sẽ tìm kiếm một giải pháp với Washington, mặc dù các nhà phân tích lưu ý rằng mức thuế 32% được áp dụng có thể làm suy yếu các ngành kinh tế quan trọng.

Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Permata - ông Josua Pardede - cho biết “xuất khẩu sản phẩm cao su, linh kiện điện tử và hàng tiêu dùng của Indonesia có thể mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ”, đồng thời căng thẳng thương mại cũng có thể “gây thêm áp lực cho đồng Rupiah của Indonesia”.

Singapore đã bày tỏ sự thất vọng trước đợt áp thuế mới nhất. Tuy nhiên Phó thủ tướng Gan Kim Yong cho biết nước này sẽ “không trả đũa bằng biện pháp áp thuế quan tương tự”.

“Tất nhiên chúng tôi thất vọng. Theo Hiệp định Thương mại tự do (FTA), chúng tôi có thể sử dụng biện pháp khắc phục, chúng tôi có thể thực hiện các biện pháp đối phó và cũng tìm cách giải quyết tranh chấp”, ông Gan Kim Yong nói.

Tìm kiếm thị trường mới

Ông Michael Ricafort, nhà kinh tế tại Rizal Commercial Banking Corporation, cho biết một số khu vực của châu Á có thể được hưởng lợi khi các khoản đầu tư công nghiệp chuyển từ các quốc gia chịu mức thuế quan cao hơn của Mỹ sang các quốc gia phải chịu mức thuế thấp hơn, chẳng hạn như Philippines.

"Các nước ASEAN hoặc châu Á có thể chọn Philippines như một thị trường xuất khẩu thay thế, đặc biệt là khi họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ", ông Michael Ricafort gợi ý.

Tuy nhiên không thể phủ nhận chính Philippines cũng đang chịu tác động không hề nhỏ từ thuế đối ứng của Mỹ.

Nhà kinh tế Carlo Asuncion nghiêm túc cảnh báo "Trump 2.0 có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế Philippines".

Ông Trump nói thuế quan như 'thuốc chữa bệnh', không lo khi chứng khoán Mỹ chao đảo

Tổng thống Trump cho rằng 'đôi khi bạn phải uống thuốc để chữa thứ gì đó', sau khi gần 6.000 tỉ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị thổi bay vì quyết định áp thuế quan đối ứng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xử lý 2.981 dự án tồn đọng, Thủ tướng nói không để 'sai chồng sai, được việc này mất việc kia'

Thủ tướng yêu cầu việc xử lý 2.981 dự án vướng mắc, tồn đọng với tinh thần rõ đến đâu làm đến đó, làm đâu chắc đó, làm việc nào dứt việc đó.

Xử lý 2.981 dự án tồn đọng, Thủ tướng nói không để 'sai chồng sai, được việc này mất việc kia'

Trà sữa Chagee bị phạt 60 triệu đồng do ứng dụng đặt hàng có bản đồ 'đường lưỡi bò' phi pháp

Công ty TNHH Chagee Việt Nam bị xử phạt 60 triệu đồng do ứng dụng đặt hàng có bản đồ 'đường lưỡi bò' phi pháp, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Trà sữa Chagee bị phạt 60 triệu đồng do ứng dụng đặt hàng có bản đồ 'đường lưỡi bò' phi pháp

Thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á, kỳ vọng nâng hạng khá lớn

Đến thời điểm này thị trường chứng khoán Việt Nam đã đáp ứng hầu hết yêu cầu, song việc được nâng hạng hay không phụ thuộc nhiều vào đánh giá, trải nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài.

Thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á, kỳ vọng nâng hạng khá lớn

Giá heo liên tục giảm do ảnh hưởng dịch bệnh?

Vài ngày qua, giá heo hơi trên cả ba miền có xu hướng giảm. Trước tình trạng bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát mạnh, nhiều chuyên gia cho rằng người nuôi tăng bán để chạy dịch đã góp phần khiến giá heo đang giảm thêm.

Giá heo liên tục giảm do ảnh hưởng dịch bệnh?

Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt

Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt vì không báo cáo giao dịch cổ phiếu, vi phạm trong công bố thông tin...

Novaland, Everland, DRH Holdings cùng loạt doanh nghiệp lớn bị phạt

Giá cà phê diễn biến trái chiều, lo ngại giá có thể giảm thêm

Giá cà phê trong nước quay đầu giảm sau khi bật tăng vào hôm qua, trong khi đó giá thế giới lại tăng tốt. Tuy vậy, tổng kết nhiều tháng qua, sau khi đạt đỉnh, giá cà phê có xu hướng giảm rõ rệt và khả năng sẽ còn giảm thêm.

Giá cà phê diễn biến trái chiều, lo ngại giá có thể giảm thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar