01/11/2013 17:43 GMT+7

Chất lượng thủy điện thấp do buông lỏng giám sát

MAI HƯƠNG - LÊ KIÊN
MAI HƯƠNG - LÊ KIÊN

TTO - Đại biểu Huỳnh Minh Thiện nhận xét như vậy tại buổi thảo luận tổ về quy hoạch tổng thể thủy điện chiều 1-11.

Phóng to
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện - Ảnh: Mai Hương

Tại buổi thảo luận, các đại biểu đề nghị Quốc hội phải tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi ban hành nghị quyết về thủy điện, đặc biệt cần có quy định cụ thể về trách nhiệm khi lập, phê duyệt dự án, hạn chế tình trạng thủy điện nở rộ như nấm sau mưa như hiện nay.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM) nói: Phát triển thủy điện nhỏ thì đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất khó khả thi. Hiệu quả về năng lượng thu được không bao nhiêu nhưng ở những khu vực này lại nhiều tài nguyên nên các chủ đầu tư vẫn nhảy vào. Lợi dụng khai thác rừng, người ta khai thác luôn khoáng sản trái phép. Trong khi đó chất lượng công trình thủy điện thấp do công tác giám sát, kiểm tra buông lỏng, gây nứt, lún, vỡ đập, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho đồng bào. Dân hạ lưu thì nơm nớp lo sợ không biết khi nào thủy điện xả lũ.

Việc trồng rừng thay thế, dân rất lo lắng vì vấn đề bảo vệ môi trường bị lơ là. Rừng trồng đồng ý là không bằng rừng tự nhiên, nhưng nếu có trồng thì còn có thể giải thích với cử tri là chúng ta đánh đổi để có điện cho sinh hoạt và sản xuất. Nhưng rõ ràng không thể chấp nhận chuyện rừng trồng thay thế chỉ 3,7% diện tích rừng đã xóa. Mất rừng thì nguy cơ lũ ống, lũ quét rất căng thẳng.

Theo đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP.HCM), Bộ tài nguyên Môi trường quản lý về khoáng sản, bộ xây dựng chịu trách nhiệm về thiết kế công trình, Bộ Nông nghiệp lo việc đất rừng và trồng rừng… nhưng quản lý tổng thể cẩu thả về thủy điện lại gây ra quá nhiều hệ lụy xấu. Nhiều chủ đầu tư chẳng những không chịu trồng rừng mà còn không nộp tiền để trồng rừng nơi khác. Báo cáo không nói đến vấn đề xử lý các chủ đầu tư thủy điện, cho các bên có thẩm quyền quy hoạch thủy điện ra sao khi thủy điện đã gây tác hại cho môi trường, tận thu gỗ, khoáng sản, làm biến đổi dòng chảy, gây khô hạn mùa khô, gây lũ chồng lũ - chuyện này không thấy ai nói tới. Ông Lộc đề nghị ngoài việc lọai bỏ dự án thủy điện còn phải truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan.

Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) bày tỏ: "thủy điện mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây tác hại không nhỏ. Tôi thống nhất với báo cáo của Chính phủ là loại bỏ 424 dự án thủy điện và không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng. Chính phủ nói rằng tạm dừng 136 dự án. Tại sao phải tạm dừng? Nếu dừng thì dừng hẳn đi chứ. Còn 158 dự án tiếp tục rà soát nữa. Tôi đề nghị nghị quyết của Quốc hội cần quy định cụ thể trách nhiệm trong vận hành các công trình thủy điện, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của chủ dự án, công trình ấy. Ví dụ thủy điện xả nước gây thiệt hại tài sản của dân thì phải đền, gây thiệt hại đến tính mạng của dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự".

__________

Xem thêm:

MAI HƯƠNG - LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar