08/09/2018 14:52 GMT+7

Chất diệt cỏ glyphosate gây ung thư - Kỳ 1: Hồ sơ Monsanto

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Chất diệt cỏ glyphosate đã gây ra rất nhiều thảm kịch từ khi được Công ty Monsanto bán ra thị trường vào năm 1974. Hàng loạt vụ kiện từ Mỹ, Âu, Á đòi Monsanto bồi thường liên quan glyphosate.

Chất diệt cỏ glyphosate gây ung thư - Kỳ 1: Hồ sơ Monsanto - Ảnh 1.

Thuốc diệt cỏ Roundup - Ảnh: NYT

Ông Dewayne "Lee" Johnson (46 tuổi) chăm sóc vườn trường học tại thị trấn Benicia thuộc hạt Solano (bang California, Mỹ). Từ năm 2012, ông thường xuyên sử dụng hai loại thuốc Roundup và Ranger Pro của Công ty Monsanto để pha với nước phun diệt cỏ. 

Cả hai loại đều có chứa hoạt chất glyphosate. Có lần nước thuốc đã dính vào người ông. Sau lần dính thuốc thứ hai, nhiều vết tổn thương rất đau xuất hiện trên da ông.

Tôi kết luận glyphosate là chất có khả năng gây đột biến gen trong ống nghiệm

Giáo sư JAMES PARRY

Cuộc chiến với người khổng lồ

Năm 2014, bác sĩ chẩn đoán ông Dewayne Johnson mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết. Các vết tổn thương dần lan ra đến 90% cơ thể. Ông không còn làm việc được nữa. Bà Araceli, vợ ông, phải làm hai công việc ở trường học và tại nhà hưu trí để có tiền lo cho chồng và hai con trai. 

Năm 2016, được văn phòng luật sư The Miller Firm trợ giúp pháp lý, ông đã kiện đòi Công ty Monsanto (trụ sở tại Saint-Louis, bang Missouri) bồi thường hơn 400 triệu USD.

Luật bang California quy định nếu đương đơn mắc bệnh hiểm nghèo, tòa án cần phải gấp rút xét xử. Do đó ngày 9-7-2018, tòa án bang California tại hạt San Francisco đã mở phiên tòa. Ông Dewayne Johnson được sáu luật sư bào chữa trong khi Monsanto huy động đến tám luật sư. 

Trước tòa, ông bộc bạch: "Tôi sẽ không bao giờ phun loại thuốc như thế trong sân trường hay gần con người nếu tôi biết thuốc đó gây hại. Điều này trái ngược với đạo lý. Tôi cũng có con đi học... Không ai được làm như thế".

Sau gần một tháng tranh tụng, bồi thẩm đoàn đã hội ý ba vấn đề: Roundup, Ranger Pro và hoạt chất chính glyphosate của Monsanto có gây bệnh ung thư hay không? Monsanto có cố tình che giấu nguy cơ từ thuốc diệt cỏ không? Monsanto phải bồi thường bao nhiêu?

Ngày 10-8, tòa tuyên án Monsanto phải bồi thường 289 triệu USD cho ông Dewayne Johnson. 

Bản án đưa ra ba nhận định: Roundup và Ranger Pro chính là tác nhân chủ yếu gây bệnh u sùi dạng nấm (Mycosis fungoides, một dạng hiếm của ung thư hạch) làm tổn thương da của ông Dewayne Johnson; 

Nguy cơ gây bệnh từ các sản phẩm trên đã được biết đến hoặc có thể đã được biết đến do cộng đồng khoa học thừa nhận; Monsanto không thông báo cho khách hàng nguy cơ khi dùng sản phẩm và có ác ý khi hành động như thế.

Báo chí Mỹ đã so sánh vụ ông Dewayne Johnson đi kiện giống như David đối đầu với gã khổng lồ Goliath và phán quyết của tòa mang tính chất lịch sử bởi đây là lần đầu tiên một công dân Mỹ lôi được Monsanto ra tòa và Monsanto bị kết án.

Sự thật từ "hồ sơ Monsanto"

Yếu tố quan trọng để các thẩm phán tuyên án chính là tài liệu nội bộ của Monsanto mà báo chí gọi là "hồ sơ Monsanto" (Monsanto Papers). 

Tài liệu bao gồm biên bản làm việc, báo cáo nội bộ, các ghi chép, văn bản trao đổi giữa Monsanto với các cơ quan chức năng, với tổng biên tập các tạp chí khoa học và các cố vấn... 

Hồ sơ Monsanto cho thấy từ đầu thập niên 1980, Monsanto đã nghi ngờ chất diệt cỏ glyphosate không an toàn nhưng vẫn tìm cách che giấu sự thật.

Năm 1984, một công trình nghiên cứu dài ngày do Monsanto thực hiện đã kết luận: Tỉ lệ tử vong cao đã xảy ra đối với chuột đực do tác động của chất N-nitrosoglyphosate (dư lượng glyphosate). 

Ngày 17-4-1999, Monsanto đã đặt hàng giáo sư nổi tiếng James Parry tại Đại học Swansea (Xứ Wales) bí mật nghiên cứu về glyphosate và các sản phẩm chứa glyphosate. 

Nghiên cứu kết luận glyphosate là chất gây đột biến gen trong ống nghiệm. Thế nhưng Monsanto đã ém nhẹm nghiên cứu này. Giáo sư James Parry không có cơ hội lên tiếng bởi ông đã qua đời năm 2010.

Đến năm 2001, một công trình nghiên cứu khác của Monsanto tiếp tục chứng minh chất hoạt động bề mặt trong các loại thuốc diệt cỏ hỗn hợp như Roundup đã làm tăng mức hấp thu glyphosate qua da. 

Ngày 22-11-2003, tiến sĩ Donna Farmer ở bộ phận độc chất học của Monsanto đã viết cho đồng nghiệp: "Các bạn không thể nói Roundup không gây ung thư được... Chúng ta chưa làm đủ thử nghiệm để khẳng định như thế". 

Năm 2008, một báo cáo dưới dạng trình chiếu PowerPoint lưu hành trong nội bộ Monsanto nêu: "Thuốc Roundup của Monsanto được sử dụng với giống biến đổi gen có tác động đến mang thai, sinh sản và rối loạn nội tiết... Roundup tác động đến giai đoạn then chốt trong quá trình phân chia tế bào. Về lâu dài, hiện tượng này có nguy cơ dẫn đến ung thư".

Bác bỏ nghiên cứu khoa học

Ngày 19-9-2012, giáo sư sinh học phân tử Gilles-Eric Séralini ở Đại học Caen (Pháp) đã công bố công trình nghiên cứu về thuốc Roundup và bắp biến đổi gen NK 603 trên tạp chí khoa học Thực phẩm và độc chất học hóa học. 

Nghiên cứu khẳng định khi thí nghiệm với chuột trong hai năm, Roundup và NK 603 đã gây rối loạn nghiêm trọng trên gan, thận, nội tiết tố và xuất hiện bướu ở vú. 

Song đến cuối tháng 11-2013, A.Wallace Hayes, tổng biên tập tạp chí, thông báo rút nghiên cứu của giáo sư Séralini khỏi tạp chí với lý do "kết quả nghiên cứu không thuyết phục".

Đến khi hồ sơ Monsanto được công bố năm 2017, người ta mới biết Monsanto đã mở chiến dịch truyền thông nhằm phản bác nghiên cứu của giáo sư Séralini. 

Biên bản cuộc họp ngày 26-9-2012 nêu rõ các cán bộ của Monsanto đã thảo luận chiến lược tối ưu nhất để bác bỏ nghiên cứu này. 

Một sự thật phũ phàng là tổng biên tập tờ tạp chí nói trên - Wallace Hayes đã được Monsanto ký hợp đồng thuê làm cố vấn từ đầu tháng 9-2012 với mức thù lao 400 USD/giờ!

hoso-monsanto-1

Ông Dewayne Johnson (giữa) mắc bệnh ung thư thời kỳ cuối và hai con trai - Ảnh: LEE JOHNSON

Monsanto kháng án

Vụ người làm vườn Dewayne Johnson kiện Công ty Monsanto chưa đến hồi kết bởi Monsanto đã phát thông cáo báo chí khẳng định sẽ kháng án.

Ông Scott Partridge, phó chủ tịch phụ trách chiến lược thế giới của Monsanto, khăng khăng cho rằng bồi thẩm đoàn đã bị bên nguyên thao túng.

Ông nói: "Bên nguyên đơn sử dụng khoa học ngụy tạo mà không căn cứ vào 40 năm kinh nghiệm và nghiên cứu về glyphosate. Họ tìm cách che đậy khoa học bằng những lập luận rung động để kích động bồi thẩm đoàn".

________

Kỳ tới: 10.000 người mắc ung thư kiện Monsanto

TTO - Bồi thẩm đoàn ở Tòa thượng thẩm thành phố San Francisco (California, Mỹ) kết luận Tập đoàn nông nghiệp Monsanto có trách nhiệm và phải bồi thường 289 triệu USD trong vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ gốc glyphosate.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar