18/08/2022 12:12 GMT+7

Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích lý do không nên livestream ở phiên tòa

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Sáng 18-8, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự án Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trong đó, có nhiều quy định liên quan đến đề xuất xử phạt nhà báo đã được sửa, bỏ.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích lý do không nên livestream ở phiên tòa - Ảnh 1.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: PHẠM THẮNG

Phạt 7 - 15 triệu đồng khi ghi âm, ghi hình không được phép ở phiên tòa

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết có ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm thống nhất với các luật tố tụng.

Về việc này, Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng về nội quy phiên tòa, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính đều có quy định “nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.

Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định chung “mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm quy định thống nhất giữa pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, điểm c và điểm d khoản 4 điều 23 của dự thảo pháp lệnh được chỉnh lý.

Theo đó, pháp lệnh quy định phạt tiền từ 7 - 15 triệu đồng đối với hành vi “ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự".

Như vậy, so với bản dự thảo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận ngày 15-8, quy định trên đã nêu chung lại, không còn tách riêng mức xử phạt đối với nhà báo.

Cạnh đó, mức xử phạt 15 - 30 triệu đồng đối với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh hội đồng xét xử, người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ và phát trực tiếp trên mạng cũng đã được bỏ.

Đồng thời không còn quy định cụ thể về việc xử phạt hành vi phát trực tiếp (livestream) khi không được phép tại phiên tòa, mà chuyển thành quy định chung về ghi âm - ghi hình.

Cũng theo quy định của pháp lệnh, nhà báo không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí sẽ bị xử phạt mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Khoản 7 điều 22 quy định, nhà báo đăng - phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án thì áp dụng theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.

Trước đó, trong dự thảo được đưa ra thảo luận ngày 15-8 đề xuất phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng đối với nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích lý do không nên livestream ở phiên tòa - Ảnh 2.

100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua pháp lệnh - Ảnh: PHẠM THẮNG

Không livestream ở phiên tòa để bảo vệ quyền con người

Giải trình thêm sau đó về quy định xử phạt việc ghi âm, ghi hình trong phiên tòa khi không được phép, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay tất cả các quy định ghi âm, ghi hình được ghi trong các luật khác nhau: tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Trong đó, tố tụng dân sự, hành chính đưa kỹ, còn tố tụng hình sự đưa mang tính nguyên tắc.

Ông nói thêm sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo pháp lệnh, một số nhà báo đã liên hệ với ông hỏi tại sao lại quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình, livestream tại phiên tòa vì đây là quyền của nhà báo để thông tin.

Khi đó ông có giải thích nhà báo có quyền như vậy, nhưng người khác cũng có quyền rất thiêng liêng.

Ông dẫn ví dụ: anh có một em gái liên quan đến vụ án hôn nhân và trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao phải ly hôn, tài sản, tiền bạc bao nhiêu phải phân chia thì ai đó lại livestream thông tin tài sản lên trên mạng cho mọi người xem có chịu được không?

Cạnh đó, trong vụ án hình sự không chỉ có bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người, mà tham gia còn có bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền bảo vệ bí mật tài sản... Các vụ án xâm hại nhân thân, nhân phẩm mà livestream, ghi âm, ghi hình đưa lên mạng cũng không được.

"Không chỉ pháp luật nước ta, mà thế giới cũng quy định việc này và đều xuất phát với nguyên tắc lớn nhất bảo vệ quyền con người", ông Bình nêu rõ.

Ông Bình nói thêm việc tổ chức một phiên tòa mục tiêu tối thượng là hướng đến bản án đúng pháp luật, công tâm, chứ không phải là dịp truyền thông. Do đó nhiệm vụ của hội đồng xét xử phải toàn tâm, toàn ý cho việc đưa ra phán quyết công tâm, đúng pháp luật.

Vì vậy nếu hàng trăm máy điện thoại đưa lên livestream thì việc toàn tâm, toàn ý đưa ra phán quyết công tâm, đúng luật sẽ bị xao nhãng. Ông mong mọi người, nhà báo tôn trọng, chia sẻ áp lực với thẩm phán phải đưa phán quyết liên quan đến sinh mạng con người.

"Tâm trạng của bất cứ ai cũng thế thôi, đứng trước ống kính sẽ bị xao nhãng. Rất mong được chia sẻ, tạo điều kiện để hội đồng xét xử làm đúng phận sự...", ông Bình chia sẻ thêm.

Livestream ở phiên tòa có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

TTO - Dự thảo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng nêu: nhà báo ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý và phát trực tiếp trên mạng có thể bị phạt tới 30 triệu đồng.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Việc ban hành bảng giá đất mới khiến một số hộ dân khi chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở để cho con xây nhà ở Nghệ An chịu mức thuế lớn.

Bảng giá đất mới 'dậy sóng', phó giám đốc sở ở Nghệ An nói gì?

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Khơi miệng cống ở bãi biển Nhơn Lý khiến nước thải đen ngòm, hôi thối tràn ra biển, khiến người dân và du khách hoảng sợ.

Dân đang tắm biển Gia Lai hết hồn vì nước thải đen kịt chảy tràn lan

Xử lý tài sản dôi dư phải đúng quy định pháp luật

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tỉnh Lâm Đồng xử lý tài sản dôi dư đúng pháp luật.

Xử lý tài sản dôi dư phải đúng quy định pháp luật

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi sang xe điện và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện

Hà Nội lập tổ công tác tham mưu UBND TP triển khai giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện.

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi sang xe điện và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chia ra 15 nhóm đi tiếp xúc cử tri tại 80 điểm

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sau sáp nhập có 44 đại biểu, dự kiến được chia thành 15 nhóm.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chia ra 15 nhóm đi tiếp xúc cử tri tại 80 điểm

Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI

Giám đốc Công an Hà Nội cho biết dự kiến đến 18-12, khi lắp đủ camera AI, giao thông Hà Nội sẽ không cần cảnh sát giao thông nữa.

Giám đốc Công an Hà Nội: Ở thủ đô sẽ không có cảnh sát giao thông ngoài phố, thay thế bằng camera AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar