18/11/2022 20:09 GMT+7

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc

NGUYỄN HIỀN
NGUYỄN HIỀN

TTO - Những nụ cười tươi tắn, những bộ trang phục truyền thống đậm bản sắc của các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mông… được các chàng trai, cô gái núi rừng phía Bắc mang về thủ đô giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 1.

Các thiếu nữ người Hà Nhì đen ở Lào Cai diện trang phục truyền thống được làm bởi vải dệt bằng sợi bông và nhuộm màu chàm đen. Nếu như khăn đội đầu nổi bật với bộ tóc giả đồ sộ thì chiếc áo của nữ nhân Hà Nhì đen được khâu thêu những hình hoa văn màu xanh, trắng nổi bật. Cổ áo là phần dễ được chú ý nên thường được khâu ghép vải bằng một dải màu khác. Bên cạnh đó, phụ nữ Hà Nhì đen còn mặc thêm yếm. Yếm càng đẹp càng thể hiện sự tinh xảo, khéo léo của người tạo nên nó, tạo duyên dáng cho người mặc - Ảnh: HÀ QUÂN

Đó là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi đến với tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc" đang diễn ra tại Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (xã Đồng Mô, huyện Sơn Tây, Hà Nội).

Sự có mặt của các chàng trai, cô gái xinh đẹp của núi rừng đã khiến không khí ngày hội đại đoàn kết thêm tươi vui, sôi động qua phần trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số. Họ là những bông hoa tươi đẹp "xuống phố" với mong muốn quảng bá các nét đẹp văn hóa dân tộc mình đến với công chúng.

Đến với ngày hội năm nay, bạn Lù Thị Mai (dân tộc Thái) đã giới thiệu đến công chúng bộ trang phục truyền thống của bà Then tại Lai Châu. 

"Trang phục của bà Then khác với trang phục thường ngày của người Thái, gồm một chiếc áo thân dài màu đen, một chiếc mũ đội đầu kết bằng những sợi bông sắc màu, ngoài ra còn có một chiếc quạt được sử dụng khi làm lễ.

Để giữ gìn và phát huy được các bản sắc của dân tộc mình thì vào các ngày lễ, bà Then thường mặc trang phục này để làm lễ, còn tôi mặc trang phục này những khi trình diễn để giới thiệu với bạn bè, mọi người văn hóa dân tộc mình còn nhiều nét đẹp và gìn giữ cho mai sau", Mai chia sẻ.

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 2.

Bộ trang phục làm lễ của bà Then được bạn Lù Thị Mai (Lai Châu) mang đến ngày hội nhằm giới thiệu với công chúng nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái - Ảnh: HÀ QUÂN

Tuần lễ năm nay có sự tham gia của 600 nghệ nhân, quần chúng đến từ 17 tỉnh, thành phía Bắc nhằm góp phần tôn vinh các giá trị, di sản văn hóa quý báu của các dân tộc.

Sự kiện kéo dài từ ngày 18 đến 23-11 với nhiều hoạt động hấp dẫn như tái hiện phiên chợ vùng cao, giải đấu vật, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc, mặc thử trang phục truyền thống, tái hiện lễ hội cầu ngư của người dân Phú Yên...

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 3.

Một thiếu nữ trẻ người dân tộc Lào khoác lên mình bộ trang phục truyền thống do phụ nữ Lào tự thu bông, kéo tằm, nhuộm vải, dệt và tự thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Để hoàn thành một bộ trang phục gồm váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu phải mất ít nhất hai tháng vì làm thủ công hoàn toàn - Ảnh: HÀ QUÂN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 4.

Bạn Nguyễn Thị Minh Ánh mang đến cho du khách bộ trang phục của thiếu nữ dân tộc Mảng (Lai Châu) - Ảnh: HÀ QUÂN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 5.

Thiếu nữ người Thái ở Hòa Bình diện trang phục truyền thống bắt mắt với chiếc áo cổ tròn, viền nhỏ xẻ sang hai bên vai để chui đầu khi mặc; váy may kiểu váy ống; thắt lưng màu xanh lá tạo điểm nhấn bên cạnh hàng cúc ở trước ngực áo, tạo sự duyên dáng - Ảnh: HÀ QUÂN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 6.

Không chỉ quảng bá văn hóa của dân tộc mình, các cô gái đến từ Tuyên Quang còn tận dụng cơ hội này để thử khoác lên mình bộ trang phục của người Khmer - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 7.

Người tham quan trải nghiệm cách xay lúa truyền thống bằng cối gỗ tại gian hàng giới thiệu văn hóa tỉnh Bắc Kạn - Ảnh: HÀ QUÂN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 8.

Nam thanh nữ tú người Mông xanh ở Lào Cai diện trang phục truyền thống đầy sắc màu khoe sắc với đất trời. Những gia đình nào có điều kiện kinh tế sẽ đeo 2-3 chiếc vòng bạc trên cổ để khẳng định sự giàu có. Trang phục của người Mông xanh được thiết kế từ vải lanh. Phụ nữ Mông tự trồng lanh, dệt vải, nhuộm chàm rồi thêu, may bằng tay. Đặc biệt, phụ nữ Mông xanh còn có chiếc xà cạp quấn chân để giữ ấm cũng như bảo vệ khỏi cỏ sắc khi làm nương, tránh muỗi và vắt rừng - Ảnh: HÀ QUÂN

Chàng trai, cô gái của núi rừng ‘xuống phố’ quảng bá văn hóa dân tộc - Ảnh 9.

Nam thanh nữ tú người dân tộc ở Lào Cai khuấy động không khí tại liên hoan - Ảnh: HÀ QUÂN

Phương Hồ quảng bá văn hóa, cảnh sắc Việt Nam ra quốc tế qua trang phục dân tộc

TTO - Đưa hình ảnh trang phục dân tộc lên trang bìa các tạp chí quốc tế, nhà thiết kế Phương Hồ mong muốn giới thiệu văn hóa, các địa danh nổi tiếng của Việt Nam đến đông đảo bạn bè trên thế giới.

NGUYỄN HIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar