17/10/2019 13:26 GMT+7

Chàng thạc sĩ chế tạo xe điện công suất ngang xe máy

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Chàng trai Đà Nẵng Nguyễn Bá Cảnh Sơn (29 tuổi) là thạc sĩ khoa học máy tính tại Thung lũng Silicon (Bắc California, Mỹ), vừa trở về quê nhà và tạo ra chiếc xe máy điện thân thiện môi trường.

Chàng thạc sĩ chế tạo xe điện công suất ngang xe máy - Ảnh 1.

Sơn và chiếc xe máy điện thuần Việt - Ảnh: XUÂN AN

Học lập trình từ lớp 6, đến năm lớp 12, Cảnh Sơn giành huy chương bạc trong kỳ thi Olympic tin học quốc tế lần thứ 20 tổ chức tại Ai Cập. Thành tích ấy là xuất phát điểm đưa Sơn đến Trường đại học Illinois (Mỹ). Rồi bạn về Việt Nam.

“Tôi tự đặt câu hỏi rằng Facebook chạy nhanh hơn để làm gì khi đến nhu cầu hít thở của người thân, bạn bè và quê hương mà mình còn chưa được đáp ứng.

NGUYỄN BÁ CẢNH SƠN

Bước ngoặt mới

Sơn nhớ lại quyết định của mình: "Ngày nhỏ, tôi thường đạp xe đi dạo quanh Đà Nẵng. Đà Nẵng trong ký ức tôi bình yên và trong lành. Những năm ở nước ngoài, mỗi lần về quê tôi nhận thấy sự thay đổi chóng mặt của quê nhà. Kéo theo sự phát triển là đường ngày một đông, kẹt xe, khói bụi ngày một nhiều.

Công việc ở Mỹ của tôi là làm các trang web chạy nhanh hơn bỗng không còn ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Tôi tự đặt câu hỏi rằng Facebook chạy nhanh hơn để làm gì khi đến nhu cầu hít thở của người thân, bạn bè và quê hương mà mình còn chưa được đáp ứng".

Cách đây hai năm, Sơn nảy ra ý tưởng nghiên cứu một dòng xe máy điện bảo vệ môi trường. Anh nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp, bạn bè và các chuyên gia Mỹ về kỹ thuật. Sau khi Sơn trình bản vẽ chiếc xe máy điện đầu tiên, bạn bè, người thân khuyên anh nên quay lại làm kỹ sư phần mềm bởi chiếc xe khá xấu và rườm rà. Giữa cái giá lạnh ở San Francisco, chàng trai ấy vẫn miệt mài nghiên cứu để tạo nên đứa con tinh thần.

Sơn "cắp nách" một bản vẽ mẫu thử từ Mỹ về Đà Nẵng, lao vào hoàn chỉnh chiếc xe đầu tiên của mình với kiểu dáng thể thao, gọn nhẹ.

Cảm hứng xe đạp, công nghệ xe hơi

Sơn tâm sự yếu tố quan trọng nhất anh muốn đạt được là chiếc xe điện phải thay thế được xe máy xăng, loại bỏ quan điểm của đa phần người Việt dùng xe máy điện thay thế xe đạp. "Cảm hứng từ xe đạp nhưng công nghệ là công nghệ xe hơi" - Sơn cho biết.

Đến đầu năm 2019, Sơn cùng cộng sự lập Công ty Dat Bike và cho ra đời mẫu xe thương mại đầu tiên với tên gọi Weaver, đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Xe sử dụng nguồn năng lượng từ pin Lithium-ion có tuổi thọ 10 năm; sạc ba tiếng đi được quãng đường hơn 100km. "Công suất ngang bằng chiếc xe máy nhưng chỉ tốn 5.000 đồng tiền điện cho quãng đường 100km" - Sơn nêu.

Hiện sau hơn 20 lần hoàn thiện công năng và thiết kế, chiếc xe điện đạt tốc độ hơn 80km/h. Công ty của Sơn nhận được hơn 100 đơn đặt hàng. Nhiều du khách đến Đà Nẵng đã trải nghiệm Weaver và phản hồi tốt về khả năng leo đồi dốc ở bán đảo Sơn Trà và đèo Hải Vân.

Tháng 9 vừa qua, Sơn đã giải quyết được vấn đề về vốn để phát triển thương hiệu khi tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam và được Shark Phạm Thanh Hưng đầu tư 60.000 USD cho 2% cổ phần.

Từ xưởng sản xuất bên lưng chợ Hàn (Đà Nẵng), nay Sơn có 50 công nhân cùng đội ngũ kỹ thuật và thiết kế, với một xưởng sản xuất mới đặt ở Bình Dương có công suất đạt hơn 1.000 xe mỗi tháng.

Sơn bảo thị trường xe điện hai bánh trên thế giới dự tính đến năm 2025 tăng trưởng gần 10% mỗi năm. Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về đi xe hai bánh, sản xuất xe điện hai bánh sẽ có cơ hội rộng mở hơn.

Sơn nói chắc nịch rằng đi xe điện thay cho xe xăng đang là xu thế, cùng nhiều người làm xe điện, anh đang đi cùng cuộc cách mạng thế giới nên bản thân tràn đầy tự tin.

Đi vào thị trường ngách

Ông Phạm Đức Nam Trung, giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng, là đơn vị hỗ trợ Sơn trong thời gian hoàn thiện chiếc xe máy điện ở quê nhà, nhìn nhận tuy bắt đầu là kỹ sư nhưng Sơn bắt kịp những kỹ năng kinh doanh khá nhanh. Sản phẩm hiện tại chứng minh được cho thị trường tiêu dùng rằng công năng của xe điện không hề kém xe máy xăng.

"Weaver là chiếc xe máy điện không nhắm tới thị trường đại chúng mà đi vào thị trường ngách. Bên cạnh đó, Sơn đang tận dụng tốt hoạt động marketing giáo dục thị trường về sử dụng xe điện thay xe máy xăng, hợp xu thế sống xanh hiện nay" - ông Trung nói.

Trai bản Thái khởi nghiệp nơi 'Hạ Long của miền Tây Bắc'

TTO - Vẻ đẹp mê hoặc của lòng hồ Thuỷ điện Sơn La giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ đã thôi thúc Là Văn Phong và những người bạn trẻ huyện Quỳnh Nhai vay tiền khởi nghiệp.

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar