28/01/2025 22:04 GMT+7

Chẳng có khoảng trống nào giữa những giao thừa ngày ấy

- Mấy đứa bao giờ về, để má chuẩn bị nguyên liệu gói bánh?

Chẳng có khoảng trống nào giữa những giao thừa ngày ấy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Má thường nhắn một tin như thế, gửi chung cho cả mấy anh em chúng tôi. Đứa nào đọc xong cũng xốn xao, nhớ về căn nhà nhỏ ba gian nằm chênh vênh bên sườn đồi. Ở đó, chỉ có má, quẩn quanh với vườn rau, con gà.

Thỉnh thoảng mấy đứa cháu hàng xóm sang chơi, tâm sự nhỏ to với má mấy câu, các cụ trong làng, người ngang tuổi, người già hơn, lững thững đi qua lại, tránh những buồn chán ập về khi những cơn gió đông rít nhẹ qua hàng chuối.

Năm nào cũng thế, lũ chúng tôi chỉ về nhà được khi mọi thứ ở cơ quan hoàn thành. Cơ quan của tôi, lúc nào cuối năm cũng chộn rộn, chăm lo cho người nghèo, tàn tật, già cả neo đơn.

Thỉnh thoảng trong dòng người hối hả ngược xuôi, hay những đông đúc nhộn nhịp nhận quà Tết từ các doanh nghiệp, lòng tôi lại chùng xuống, nhớ má da diết. Khung cảnh căn nhà đìu hiu với bầy gà, bầy chó quẩn quanh, tấm lưng còng của má, cứ ẩn hiện trong tâm khảm đứa con xa quê.

Sân nhà gạch đỏ, chiều hai tám Tết, má bày chiếu ra giữa, lá dong, lá chuối, lạt buộc, nếp đậu sẵn sàng. Cả nhà sẽ xúm lại, phân chia mỗi người một công việc, ai cũng háo hức, chờ đến đêm để được ngồi bên bếp lửa hồng canh nồi bánh.

Từ khi ba mất, bóng dáng má cứ lầm lũi vào ra trong căn nhà hiu quạnh, nhiều lần mấy đứa ngỏ ý kêu má vào ở cùng, nhưng má nào đâu chịu. Hơi ấm tình làng, trách nhiệm khói nhang luôn làm cho má thấy chùn chân.

Má cũng bảo, má nuôi tụi bây chứ tụi bây sao nuôi được má, người già tính khí thất thường, chăm con chăm cháu được mấy bữa đâu, lại kiếm chuyện mệt thân thêm. Má có lý do ở lại.

Những đứa trẻ rời quê lên phố học, lớn lên và trưởng thành từ những gốc rạ, bờ tre, luôn nhớ về hoài niệm xưa cũ, về mảnh vườn, ngôi nhà và những khoảng thời gian ấu thơ ấm êm bên ba má.

Ngày con đường quê ẩm ướt nước mưa, ba đã ra đi, để lại cho má một khoảng trống mênh mông vô cùng tận. Tiếng ho húng hắng, tiếng quát nạt ngày nào chỉ còn là ký ức trong miền thăm thẳm.

Đôi khi, má ngồi bệt xuống bên thềm, nước mắt lã chã rơi, bảo rằng thèm mùi xưa cũ, thèm những ấm êm khi chúng tôi còn nhỏ dại, để được vỗ về, chở che trong vòng tay của má, được quát nạt mỗi khi học hành sa sút hay làm sai điều gì đó. Nhà nghèo mà đông vui, chẳng có khoảng trống nào giữa những giao thừa ngày ấy.

Mỗi năm đi qua, mỗi khi dịp Tết về, căn nhà cũ mèm theo năm tháng, những người ở lại, khao khát với những niềm thương nỗi nhớ. Ai cũng bảo thời gian trôi đi, phải có đổi thay, phải có những bước vươn mình, đi qua khỏi lũy tre làng, để mang vinh quang về cho làng.

Có ai đó đã đi qua nửa đời người, nửa vòng trái đất, nhưng rốt cục vẫn rưng rưng nước mắt khi thấy căn nhà ngói ba gian đầy rêu phong, phủ kín một màu xanh. Hình ảnh mẹ già cặm cụi bên đám trẻ ríu rít.

Mỗi người đều tự thấy căn nhà của mình hiển hiện trong tim. Chỉ muốn ào về, ôm chặt và thổn thức. Có đi qua những thiếu thốn, khó khăn, chạy trốn những nhọc nhằn, nợ nần của thuở thiếu thời, mới biết rằng giá trị cốt lõi của văn hóa làng quê, của ngôi nhà luôn nằm sâu ở đó.

Vì thương má bộ bề, chân tay già yếu, bao lần anh hai đòi xây nhà mới, đặng có chốn tươm tất, ấm êm cho má ra vào, nhưng má nào có chịu.

Vậy là đành thuê anh thợ Viettel về, lắp mấy chiếc camera trong nhà, ngoài ngõ, sắm cho má một chiếc tivi to thật là to, để có ngồi xa thì má vẫn nhìn rõ những nhộn nhịp phố xá những ngày cận Tết.

Lũ con đứa nào cũng cài phần mềm theo dõi vào máy, để khi nghe ting ting, lại giật mình thảng thốt, mở máy dòm má, xem má đang làm gì.

Chiều nay nắng đầy sân, bầy cháu nhỏ rộn ràng, xúng xính áo quần về quê. Bước vào ngôi nhà, một đứa thốt lên đầy ngạc nhiên: "Ủa, ủa sao nhà nội nhìn lạ ha, lành lạnh và tối thế ạ?". Anh hai cốc nhẹ lên đầu bé nhỏ, dịu dàng thủ thỉ:

- Nơi này đã từng nuôi ba anh em chúng tôi lớn lên đấy cô gái ạ.

Má thấy con cháu về, rưng rưng nước mắt, vội vàng chạy ra chạy vào lo nước, lo đồ ăn. Lũ nhóc sà vào lòng bà, thủ thỉ kể chuyện ở trường.

Chúng tôi bước vào bếp, mùi cá kho sộc lên mũi, trong ánh sáng đỏ mờ của đèn điện lâu ngày, những kỷ vật xưa cũ, tủ, chạn, rế, đống củi khô, nùi rơm... vẫn còn y thinh vị trí.

Nền đất lạnh khiến những trái tim run lên, thổn thức nhớ. Bóng dáng ba lướt qua thềm, nở nụ cười mãn nguyện. Tết miên man về...

Thương sao cái tết vương màu bụi - Ảnh 1.

Diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ diễn ra từ ngày 20-1 đến 20-2-2025, do báo Tuổi Trẻ và Công ty INSEE Việt Nam đồng hành.

Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp đều có thể gửi bài tham dự diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ. Bài viết gửi đến địa chỉ email [email protected].

Bài viết tối đa 1.000 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.

Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.

Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email, số CCCD cùng số tài khoản để ban tổ chức liên lạc.

Bài viết phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài viết chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Bạn đọc chịu trách nhiệm về bản quyền, khiếu nại xảy ra (nếu có).

Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng diễn đàn TẾT DƯỚI MÁI NHÀ

Các bài bạn đọc gửi đến diễn đàn sẽ được chấm điểm theo tiêu chí cùng với điểm do bạn đọc bình chọn.

Trong đó điểm chuyên môn do ban tổ chức chấm chiếm 50%, bạn đọc bình chọn chiếm 50% tổng số điểm của bài dự thi.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

- 1 giải nhất trị giá 5 triệu đồng.

- 3 giải nhì mỗi giải trị giá 3 triệu đồng.

- 5 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.

Các bài được chọn đăng sẽ được chấm trả nhuận bút theo quy định.

Chẳng có khoảng trống nào giữa những giao thừa ngày ấy - Ảnh 2.

Cái Tết một thời cải lương nhung nhớ, phim bộ, phim chưởng Hong Kong mê ly

Trong mớ ký ức của tuổi thơ nghèo khó và dữ dội, tôi nhớ Tết của những thập niên 1980 của thế kỷ trước, những cái Tết của thời bao cấp thiêng liêng và thật nhiều nhung nhớ, kỷ niệm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar