28/01/2025 13:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ẩm thực Tết Huế - nhớ về...

Mỗi năm sau trận lụt 23 tháng mười 'ông tha mà bà chẳng tha', sau cơn kinh sợ tai ương và những thiệt thòi của cải, người Huế ra công dọn lụt, quét đường sá, nhà cửa, vườn tược.

Ẩm thực Tết Huế - nhớ về... - Ảnh 1.

GS Thái Kim Lan (trái) gói bánh bên hiên nhà - Ảnh: TGCC

Đầu tháng 11 khi mưa không còn dầm dề và nắng mới le lói trên hàng cau trước hiên, bà tôi - dâu trưởng trong nhà họ Thái - đã nghĩ đến chuyện lo Tết.

Ta ước gì được mãi như thế / Hễ hết Tết rồi lại đến Tết
Nguyễn Khuyến

Hào soạn cho ngày Tết

Thượng tuần tháng mười một âm lịch, ngót hai tháng trước Tết, bà cho O Nậy đi xuống nhà bà cô tôi, cụ Thượng T. thưa cụ xin ý kiến về việc đón Tết sắp tới.

Cùng lúc, trong đại gia đình đã bắt đầu rục rịch rộn ràng. Các bác dâu, các cô, dì, mợ theo lệnh bà, người thì khảo giá thịt cá, gà heo, người thì chuẩn bị các nguyên liệu làm mứt làm bánh, nấu cỗ cúng gia tiên ngày Tết.

Đón Tết ở Huế như thể bắt đầu từ hai tháng âm lịch trước đó như thế, từ cung đình cho đến nhà thường dân. Sự bận rộn hầu như chỉ hướng về cái Tết.

Hàng họ buôn bán ở chợ Đông Ba đã mang sắc vị Tết. Ngay cả đồ chơi trẻ em, con tu huýt, các con thú đủ màu bằng bột gạo có thể ăn được, các đồ thờ cúng ngày Tết đã lích kích bày biện nơi góc chợ...

Nấu bánh chưng ở Lan Viên cổ tích - Ảnh: TGCC

Không chỉ ở Huế, "ăn Tết" được thừa nhận là ngày lễ lớn nhất của người Việt Nam thế kỷ 20. Ăn Tết theo đúng nghĩa của "ăn" đã tạo nên một truyền thống ẩm thực đặc sắc của người Huế.

Bà tôi thường cặp đôi các món của Huế trong ngày Tết: bánh trái, mứt món, nấu nướng, nem chả, mắm muối, dưa chua, rau ráng, kho hấp... để chỉ các lãnh vực ẩm thực thường được hào soạn cho ngày Tết. Các nguyên liệu có thể tùy theo mức cao thấp của tài chánh mỗi nhà, mỗi tầng lớp.

Từ cung đình cho đến thường dân, sự hào soạn cao lương mỹ vị cũng khác nhau. Sang hiếm thì có hải sâm, yến sào, vây cá, bào ngư, công, phượng, trĩ với những món cầu kỳ.

Tuy nhiên dù sang đến đâu, ăn Tết có chung một món từ Bắc chí Nam: bánh chưng, bánh tét, dưa hành, thịt kho rục!

Ẩm thực Tết Huế - nhớ về... - Ảnh 5.

Trong vườn xưa của gia tộc - Ảnh: FBTG

Bà tôi thường dặn kỹ, soạn cỗ cúng gia tiên ngày 30, ngày rước và đưa. Các món được chuẩn bị kỹ theo cách nấu như sau:

- Món xào (bát bửu, tám nguyên liệu quý: nấm đông cô, tôm, thịt gà, bong bóng, mướp ngọt cạo vỏ lấy da xanh, cải xanh, táo đỏ hoặc cà rốt, hoặc nấm đông cô dồi chạo tôm quết nhuyễn hấp xong lấy ra xào).

- Món chiên, món hấp, món ninh, món kho, món sống (gỏi), món rim, món nướng... Tất cả đều phải có trong mâm cỗ gia tiên.

Ngoài bánh chưng bánh tét, trên quả bồng cúng gia tiên không thể thiếu những cơi bánh đủ loại đủ màu: sen tán, bánh măng, bánh mận, sen chấy, bánh su sê, ít đen, ít trắng, bánh gói, bánh phục linh, bánh thuẫn, bánh kẹp... 

Bánh được cất giữ trong các thẩu kính, khơi dậy háo hức chờ đợi ngày mùng một Tết, sau giờ lễ gia tiên được khui ra.

Ở trong cung, các bà phi trổ tài bánh mứt tiến dâng vua và hoàng thái hậu. Tôi còn nhớ mãi vẻ rạng rỡ của bà tôi khi nhận được hộp mứt bánh của ngài Từ Cung trong Nội gửi ra. 

Vẫn còn nhớ vị đặc biệt của mỗi đầu muỗng mứt cam quật, mứt hạt sen được bàn tay các quý phi chau chuốt. Các món bánh sâm, bánh hạnh nhân, pháp lam đẹp kỳ diệu và ngon tinh khiết.

Ngày xưa bánh trái cao cấp chưa đại trà như ngày nay nên thật quý hiếm công làm và công thưởng thức.

Bà tôi coi việc sửa soạn bánh trái vào ngày Tết là quan trọng hơn hết. Bà cho rằng công dung ngôn hạnh của người phụ nữ nằm trong tài khéo nấu nướng, bánh trái. Mà bánh Huế ngày Tết thì vô tận.
Ẩm thực Tết Huế - nhớ về... - Ảnh 6.

Cho chữ là một trong những nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến xuân về - Ảnh: TGCC

Cuộc mứt bánh tưởng như vô tận...

Đầu tháng chạp mưa rơi nặng hạt ngoài sân, vẫn nhớ nỗi ấm áp khi đi học về hai tay còn cóng lạnh sà vào bên chị đang ngào mứt trên chiếc hỏa lò lửa riu riu ấm áp vui sướng biết chừng nào.

Chị tôi khéo lắm, mứt bí đao chị ngào trong veo, mứt gừng vàng rộn, mứt me, hay me dầm thật bắt mắt, thèm chảy cả nước miếng. Mứt hạt sen mỗi hột tròn trong, mứt cam quật thơm dẻo còn vị thanh thanh không ngọt lịm.

Những thứ ấy bà tôi giữ để cúng gia tiên và dâng ngài Từ Cung. Người càng cao sang thì các loại mứt càng cầu kỳ.

Bánh mứt Huế vô hình vạn trạng - Ảnh: TGCC

Trong trường Đồng Khánh, cô chúng tôi dạy làm mứt cà chua, mứt cà rốt eo ơi ngọt... Còn người thường dân thì mứt khoai, mứt đu đủ có từ trong vườn. Cuộc mứt bánh tưởng như vô tận...

Huế là nơi quy tụ các phu nhân "con nhà", những bà tề gia nội trợ nên nhà nào cũng có món riêng. Và người sung sướng nhất vẫn là bọn trẻ chúng tôi thời ấy, một sáng đi học được bao phủ bởi vùng hương mứt bánh.

Khứu giác của con người có một trí nhớ lạ lùng, đến nỗi Tết gợi mùi hương. Thị giác thì no nê vẻ đẹp muôn sắc của mỗi món ăn.

Ở Huế, người càng cao sang thì các loại mứt càng cầu kỳ - Ảnh: TGCC

Mãi đến hôm nay khi nói về dưa món ngày Tết dùng với bánh chưng bánh tét, ký ức thị giác bày ra trước mắt đĩa mai thọ mảnh mai trên đó bày cả thế giới hoa, lá, thú vật được cắt tỉa tinh vi, sống động lạ thường.

Những búp ngọc lan, những chú thỏ, đóa hồng, đóa cúc, đóa lan ăn nước mắm đường trở nên trong suốt, khác hẳn bây giờ ở chợ chỉ có thẩu dưa món cục mịch, tiện nghi. Ấy thế! Mỗi thời mỗi khác.

Về nem chả ngày Tết ngoài nem công chả phượng trong cung, nem tré, giò bò hay heo là món ăn có thể cất lâu ăn dần trong ba ngày Tết. Các vị phu nhân thường hay làm nem tré cho phu quân nhâm nhi buổi Tết với bạn bè.

Gói tré gói nem của họ thơm phức mùi lá ổi hái trong vườn, đem rửa sạch bằng nước sôi để nguội. 

Tôi còn nhớ mãi gói tré tôi được bà phu nhân cụ Ưng Trình gửi cho, đẹp và ngon đến ngẩn ngơ! Và cái món giò thủ từ bàn tay mẹ hóa phép, mỗi năm vẫn ngon như thế, tấm lòng của mẹ!

Ẩm thực Tết Huế - nhớ về... - Ảnh 13.

Lễ thượng nêu tại Lan Viên cổ tích - Ảnh: TGCC

Dĩ nhiên ba ngày Tết không thể thiếu bánh chưng bánh tét cùng hũ dưa món đang chờ thời khắc của mọi người trong gia đình chờ bánh và lũ trẻ con chờ Tết. Những đêm 29, 30 Tết ấy là những thời khắc huyền vi nhất của đời người; trong mơ tưởng bên nồi bánh chưng hiển hiện một thế giới ấm no.

Vâng, ẩm thực Tết Huế gói trọn mọi tầng trong một chữ "ăn Tết", ngon và đẹp như cái đạo nhu giả, dựa trên nguyên tắc ngũ hành, năm sắc biến chuyển thành ngũ sắc chiếu rọi lung linh. Còn ngũ vị mặn nhạt với thời gian nhưng đó là vị đẹp không phai của đời người!

Ẩm thực Tết Huế - nhớ về... - Ảnh 14.

Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc

Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ca sĩ Hòa Minzy sẽ cùng các em nhỏ hát những ca khúc thiếu nhi về Bác Hồ, còn ‘Anh trai say hi’ Anh Tú cùng các nghệ sĩ hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ tại quảng trường Ba Đình tối 18-5.

Chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’ diễn ra trên quảng trường Ba Đình tối 18-5

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Các hiện vật được thu hồi tại thành phố New York, giới chức Ai Cập cho biết.

Ai Cập thu hồi xác ướp, quan tài bị buôn lậu từ Mỹ

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

Chùa Quán Sứ chính thức thông báo mở xuyên đêm để phục vụ nhu cầu quá lớn của bà con, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Phật.

Người đến chiêm bái xá lợi Phật quá đông, chùa Quán Sứ mở xuyên đêm

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?

Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), chùa Quán Sứ (Hà Nội), chùa Tam Chúc (Hà Nam), núi Bà Đen (Tây Ninh) là những địa điểm được chọn tôn trí xá lợi Phật (bảo vật quốc gia Ấn Độ), để tăng ni, Phật tử, người dân đến chiêm bái.

4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam có gì đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar