21/11/2018 17:12 GMT+7

Chấn thương vỡ nhãn cầu

Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Chấn thương vỡ nhãn cầu thường do tai nạn đụng dập, hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu, cũng có khi vỡ tự nhiên trên bệnh nhân có bệnh lý.

Chấn thương vỡ nhãn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Chấn thương vỡ nhãn cầu là một tình huống nặng nề trong nhãn khoa, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà cả thị lực. Vỡ nhãn cầu xảy ra khi vì một lý do nào đó, người bệnh bị chấn thương khiến vỡ toàn bộ bề dày các thành phần của vỏ bọc nhãn cầu (giác mạc và củng mạc), có kèm theo phòi kẹt hoặc mất tổ chức nội nhãn.

Dấu hiệu vỡ nhãn cầu

Chấn thương vỡ nhãn cầu thường do tai nạn đụng dập, hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu, cũng có khi vỡ tự nhiên trên bệnh nhân có bệnh lý tại lớp vỏ nhãn cầu.

- Cơ năng: Bệnh nhân bị đau, kích thích vật vã, thị lực mất sau khi xảy ra chấn thương.

- Thực thể: Phù nề mi và kết mạc, tụ máu hoặc chảy máu tại mi mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Tiền phòng thường sâu. Xuất huyết tiền phòng hay nội nhãn (thường có cục máu đông). Hạn chế vận nhãn (đưa mắt về phía nhãn cầu vỡ càng hạn chế). Tổ chức nội nhãn như màng bồ đào, võng mạc, thủy tinh thể có khi bị kẹt ngay tại vết vỡ, mất một phần hay toàn bộ. Nhãn cầu bị mềm và biến dạng.

 Để chẩn đoán xác định, cần các chứng cứ cận lâm sàng như siêu âm để khu trú vị trí nhãn cầu bị vỡ, xác định có dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt hay không, chụp CT Scan hoặc MRI (nếu cần).

Điều trị vỡ nhãn cầu

Mục tiêu điều trị khi xảy ra vỡ nhãn cầu là cố gắng bảo tồn nhãn cầu ở mức cao nhất.

Ở giai đoạn cấp cứu, khi đã chẩn đoán vỡ nhãn cầu hoặc vết thương xuyên thủng nhãn cầu trên lâm sàng, cần tránh những động tác đè ép lên nhãn cầu làm tăng nguy cơ phòi kẹt hoặc mất thêm tổ chức nội nhãn. Ở nơi không có điều trị chuyên khoa mắt, khi tiếp nhận bệnh nhân có chấn thương vỡ nhãn cầu, cần cấp cứu chống sốc, mất máu (nếu xảy ra sốc, mất máu), bảo vệ mắt bệnh nhân bằng sò che mắt, cho thuốc an thần nếu bệnh nhân có kích thích rồi chuyển tuyến đến bệnh viên chuyên khoa.

Với chấn thương vỡ nhãn cầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét kỹ, đánh giá đúng mức độ trầm trọng của vết thương, cố gắng bảo tồn tối đa theo đúng cấu trúc giải phẫu.

- Trường hợp chấn thương nặng nề không thể cứu vãn, có thể phải bỏ nhãn cầu. Đây là quyết định cuối cùng nếu biện pháp bảo tồn là không khả thi.

Trường hợp bảo toàn nhãn cầu:

- Thay băng hàng ngày, theo dõi tình trạng nhãn cầu.

- Tại chỗ: Nhỏ mắt bằng kháng sinh và kháng viêm không steroid và/hoặc steroid.

- Toàn thân: Kháng sinh hoạt phổ rộng và steroid, thời gian từ 7 - 10 ngày.

-Theo dõi chức năng thị giác, nhãn áp, tình trạng thủy tinh thể, mống mắt, nội nhãn, võng mạc, nhãn viêm giao cảm và những biến chứng khác để có biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Trường hợp bỏ nhãn cầu:

- Tại chỗ: Kháng sinh, thay băng, rửa hốc mắt hàng ngày bằng dung dịch bethadine 5,0%.

- Toàn thân: Kháng sinh uống 7 ngày.

- Tiến hành đặt mắt giả khi hốc mắt sạch, hết phù nề.

-Theo dõi tình trạng hốc mắt, nhãn viêm giao cảm, tình trạng mắt giả.

Biến chứng vỡ nhãn cầu

Cần đề phòng các biến chứng có thể gặp phải sau chấn thương vỡ nhãn cầu như:

- Viêm mủ nội nhãn.

- Glaucome cấp.

- Bong võng mạc…

Bệnh nhân sau khi ra viện cần tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tình trạng mắt, xử lý các biến chứng cũng như những vấn đề bệnh nhân gặp phải sau chấn thương vỡ nhãn cầu (nếu có).

Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trình xanh đưa thảo mộc tinh sạch đến từng gia đình của Siberian Wellness

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tác động của sản xuất tới môi trường, các doanh nghiệp không chỉ cần minh bạch về thành phần, mà còn phải chứng minh trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.

Hành trình xanh đưa thảo mộc tinh sạch đến từng gia đình của Siberian Wellness

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Cô gái trẻ nhập viện sau cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, tiểu buốt, nôn mửa. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận viêm hóa đá vì viên sỏi thận niệu quản gây biến chứng.

18 tuổi đã bị hỏng thận vì thói quen ăn uống

Bỏ đói khối u: Ai chết trước?

Hiệu ứng Warburg từng biến chế độ low-carb cực đoan thành ngôi sao chống ung thư.

Bỏ đói khối u: Ai chết trước?

Quyền lợi bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi TP.HCM sáp nhập?

Báo Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội khu vực 27, về những thay đổi liên quan.

Quyền lợi bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi TP.HCM sáp nhập?

Nhiều bệnh nhi ung thư các tỉnh thành vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị

Bệnh viện Nhi trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị xạ trị áp sát cho 5 bệnh nhi sarcôm cơ vân ở nhiều vị trí khác nhau như cổ bàng quang, lưỡi, âm đạo với kết quả rất tốt.

Nhiều bệnh nhi ung thư các tỉnh thành vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị

Sáp nhập TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thành lập tổ công tác Bảo hiểm xã hội khu vực 27

Ngày 29-6, Bảo hiểm xã hội khu vực XXVII (số 27) thông tin về việc thành lập tổ công tác thường trực.

Sáp nhập TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thành lập tổ công tác Bảo hiểm xã hội khu vực 27
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar